Hiện chưa có phương pháp can thiệp nào được công nhận là hiệu quả 100%và dựa trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, ..chúng ta vẫn đang tự tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trên cơ sở những trải nghiệm thực tế
¨ ABA ( Applied Behaviour Analysis - Phân tích Hành vi ứng dụng) :
ABA đã có từ lâu nhưng mới được biết tới nhiều từ năm 1987 nhờ bài viết về sự luyện tập một nhóm nhỏ trẻ tự kỷ của tiến sĩ Lovaas và các cộng sự của ông tại đại học UCLA ở California, tuy ông đã áp dụng phương pháp này từ thập niên 1960. ý chính của phương pháp này là trẻ không chỉ học ở trường rồi ngưng khi về nhà mà vẫn tiếp tục học trong suốt cả ngày, tương tác và học từ môi trường xung quanh hàng ngày. Hơn nữa là khi buổi học chấm dứt một cách phấn khởi thành công thì lần học kế tiếp sẽ dễ hơn, do đó việc học của trẻ phải giữ sao cho không kết thúc bằng thất bại, không bao giờ để trẻ sai, phải làm sao cho trẻ luôn đúng, luôn thành công. Cuối cùng, Lovaas nhận xét rằng khi trẻ ở trong viện thì kỹ năng đã thạo được duy trì trong thời gian trẻ ở đó, nhưng khi về nhà thì xuống dốc. Vì vậy muốn duy trì thành công của trẻ thì cha mẹ cũng cần được huấn luyện để tạo môi trường thích hợp ở nhà cũng như ở viện. Phương pháp sửa đổi hành vi không mới song cách dạy của ông đòi hỏi nhiều thời gian, có thứ tự chặt chẽ và gồm những bước lập đi lập lại theo đó trẻ nghe lệnh và được thưởng mỗi lần có phản ứng đúng cách. ABA dạy trẻ biết nghe lời, thuận theo yêu cầu của cha mẹ và giảm bớt những hành vi thái quá do chứng tự kỷ gây ra. Đầu tiên là học ngồi yên và làm theo chỉ dẫn vì đó là cái căn bản cho trẻ học tới những hành vi khác phức tạp hơn.
Thời gian tập ABA tuỳ theo mức độ bệnh nặng nhẹ của trẻ. Song số lượng thôi thì chưa đủ vì hiệu quả của việc dạy còn tuỳ thuộc vào khả năng của trị liệu viên và sự tận tình hăng hái của họ.
Trị liệu viên không cần có chuyên môn vì cha mẹ trẻ có thể huấn luyện hay nhờ cố vấn của tổ chức ABA huấn luyện. Vì vậy họ có thể là bất kỳ ai yêu mến và có thể làm việc được với trẻ tự kỷ đó. Có thể là ông bà, người thân trong gia đình, cô giáo mầm non hay sinh viên tâm lý...
Thành công của ABA một phần nhờ trẻ được can thiệp sớm, có chương trình không nhận trẻ trên 6 tuổi. Còn nếu gia đình tự dạy cho trẻ ở nhà thì có thể bắt đầu ngay từ khi nhận ra trẻ có điểm khác thường, trẻ khoảng 2 tuổi.
Gần đây phương pháp trên được thay đổi cho phù hợp với từng trường hợp riêng rẽ. Thời gian học và cách thức dạy cũng tuỳ theo từng đối tượng. Tuy có cơ sở lý thuyết chung là trị liệu hành vi, chương trình này ghi chính xác dạy cái gì và dạy ra sao (bộ sách vaf băng video The me book của tiến sĩ Lovaas) song khi áp dụng vào thực tế thì muôn hình muôn vẻ, nói đến ABA là nói đến một khái niệm vô cùng rộng và các bậc phụ huynh còn rất mơ hồ trong việc áp dụng phương pháp ABA như thế nào cho phù hợp với đứa con tự kỷ của mình.
¨- TEACCH ( Treatment and Education of Autistic and related Communication Hanđicappe Children - Điều trị và giáo dục trẻ khuyết tật liên quan đến giao tiếp và trẻ tự kỷ). Đây là một phân bộ của đại học North Carolina hoạt động từ năm 1972. Tác giả soạn thảo phương pháp này là một tập thể gồm nhiều bác sĩ, nhà tâm lý, chuyên viên thuộc nhiều ngành nhưng TEACCH thường được gắn liền với tên tuổi của tác giả Eric Schopler, người đầu tiên điều khiển chương trình này:
TEACCH có nhiều chương trình từ trẻ nhỏ đến tuổi trưởng thành, cho người có khả năng thấp đến người có khả năng cao. Chương trình TEACCH giúp trẻ học cơ cấu và trật tự , ảnh hưởng tốt đến cả hành vi và khả năng học của trẻ tự kỷ.
Những đề mục được đề cập trong chương trình TEACCH: 1- Bắt chước, 2- Nhận thức, 3- Vận động thô, 4- Vận động tinh, 5- Phối hợp mắt và tay, 6- Kỹ năng hiểu biết, 7- Kỹ năng ngôn ngữ, 8- Kỹ năng tự lập, 9- Kỹ năng xã hội hoá.
¨ PECS ( Picture exchange Communication System)
Phương pháp dạy bằng hình ảnh. Dùng hình có rất nhiều tiện lợi cho trẻ không biết nói, là phương tiện liên lạc, bày tỏ ý của trẻ, giúp trẻ giao tiếp dễ đàng hơn. Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ sẽ không nói mà chỉ mãi mãi dùng hình ảnh. Thực tế cho thấy cách này không cản trở việc học nói của trẻ. Có trẻ dùng PECS một thời gian rồi nói được song chưa chứng minh được là nhờ PECS hay do sự phát triển tự nhiên.
¨ AIT ( Auditory Integration Training - Huấn luyện thính giác):
AIT có mục đích làm giảm mức nhậy cảm thính giác của trẻ bằng cách chỉnh lại khả năng nghe của trẻ. Cách huấn luyện này được bác sĩ tai mũi họng người Pháp, Guy Berard khởi xướng năm 1982, ông cho rằng sự biến dạng của thính giác có thể nhận ra trên biểu đồ âm thanh là những âm khiến người nghe nhạy cảm bị chói tai. Từ đó xác định và loại bỏ những âm thanh loại này, kết quả là làm giảm bớt hay loại trừ hẳn sự biến dạng do những âm này gây ra.. Đa số trung tâm sử dụng phương pháp này ở Mỹ, một số tại úc, còn ở Anh thì kết hợp với Quang trị liệu)
¨ Quang âm trị liệu (Light & Sound Therapy) được áp dụng không chỉ riêng cho trẻ tự kỷ mà còn cho trẻ khuyết tật về học. Trị liệu này đã có từ lâu song chỉ được biết tới rộng rãi khi thành lập cơ sở ở London năm 1992, gồm nhiều chương trình trong đó chương trình căn bản là kết hợp AIT và quang trị liệu. Với tự kỷ, quang trị liệu làm giảm tính nhạy cảm với ánh sáng chói, điều hoà cảm nhận thị giác dẫn tới việc cải thiện hành vi một cách đáng kể.
ABA đã có từ lâu nhưng mới được biết tới nhiều từ năm 1987 nhờ bài viết về sự luyện tập một nhóm nhỏ trẻ tự kỷ của tiến sĩ Lovaas và các cộng sự của ông tại đại học UCLA ở California, tuy ông đã áp dụng phương pháp này từ thập niên 1960. ý chính của phương pháp này là trẻ không chỉ học ở trường rồi ngưng khi về nhà mà vẫn tiếp tục học trong suốt cả ngày, tương tác và học từ môi trường xung quanh hàng ngày. Hơn nữa là khi buổi học chấm dứt một cách phấn khởi thành công thì lần học kế tiếp sẽ dễ hơn, do đó việc học của trẻ phải giữ sao cho không kết thúc bằng thất bại, không bao giờ để trẻ sai, phải làm sao cho trẻ luôn đúng, luôn thành công. Cuối cùng, Lovaas nhận xét rằng khi trẻ ở trong viện thì kỹ năng đã thạo được duy trì trong thời gian trẻ ở đó, nhưng khi về nhà thì xuống dốc. Vì vậy muốn duy trì thành công của trẻ thì cha mẹ cũng cần được huấn luyện để tạo môi trường thích hợp ở nhà cũng như ở viện. Phương pháp sửa đổi hành vi không mới song cách dạy của ông đòi hỏi nhiều thời gian, có thứ tự chặt chẽ và gồm những bước lập đi lập lại theo đó trẻ nghe lệnh và được thưởng mỗi lần có phản ứng đúng cách. ABA dạy trẻ biết nghe lời, thuận theo yêu cầu của cha mẹ và giảm bớt những hành vi thái quá do chứng tự kỷ gây ra. Đầu tiên là học ngồi yên và làm theo chỉ dẫn vì đó là cái căn bản cho trẻ học tới những hành vi khác phức tạp hơn.
Thời gian tập ABA tuỳ theo mức độ bệnh nặng nhẹ của trẻ. Song số lượng thôi thì chưa đủ vì hiệu quả của việc dạy còn tuỳ thuộc vào khả năng của trị liệu viên và sự tận tình hăng hái của họ.
Trị liệu viên không cần có chuyên môn vì cha mẹ trẻ có thể huấn luyện hay nhờ cố vấn của tổ chức ABA huấn luyện. Vì vậy họ có thể là bất kỳ ai yêu mến và có thể làm việc được với trẻ tự kỷ đó. Có thể là ông bà, người thân trong gia đình, cô giáo mầm non hay sinh viên tâm lý...
Thành công của ABA một phần nhờ trẻ được can thiệp sớm, có chương trình không nhận trẻ trên 6 tuổi. Còn nếu gia đình tự dạy cho trẻ ở nhà thì có thể bắt đầu ngay từ khi nhận ra trẻ có điểm khác thường, trẻ khoảng 2 tuổi.
Gần đây phương pháp trên được thay đổi cho phù hợp với từng trường hợp riêng rẽ. Thời gian học và cách thức dạy cũng tuỳ theo từng đối tượng. Tuy có cơ sở lý thuyết chung là trị liệu hành vi, chương trình này ghi chính xác dạy cái gì và dạy ra sao (bộ sách vaf băng video The me book của tiến sĩ Lovaas) song khi áp dụng vào thực tế thì muôn hình muôn vẻ, nói đến ABA là nói đến một khái niệm vô cùng rộng và các bậc phụ huynh còn rất mơ hồ trong việc áp dụng phương pháp ABA như thế nào cho phù hợp với đứa con tự kỷ của mình.
¨- TEACCH ( Treatment and Education of Autistic and related Communication Hanđicappe Children - Điều trị và giáo dục trẻ khuyết tật liên quan đến giao tiếp và trẻ tự kỷ). Đây là một phân bộ của đại học North Carolina hoạt động từ năm 1972. Tác giả soạn thảo phương pháp này là một tập thể gồm nhiều bác sĩ, nhà tâm lý, chuyên viên thuộc nhiều ngành nhưng TEACCH thường được gắn liền với tên tuổi của tác giả Eric Schopler, người đầu tiên điều khiển chương trình này:
TEACCH có nhiều chương trình từ trẻ nhỏ đến tuổi trưởng thành, cho người có khả năng thấp đến người có khả năng cao. Chương trình TEACCH giúp trẻ học cơ cấu và trật tự , ảnh hưởng tốt đến cả hành vi và khả năng học của trẻ tự kỷ.
Những đề mục được đề cập trong chương trình TEACCH: 1- Bắt chước, 2- Nhận thức, 3- Vận động thô, 4- Vận động tinh, 5- Phối hợp mắt và tay, 6- Kỹ năng hiểu biết, 7- Kỹ năng ngôn ngữ, 8- Kỹ năng tự lập, 9- Kỹ năng xã hội hoá.
¨ PECS ( Picture exchange Communication System)
Phương pháp dạy bằng hình ảnh. Dùng hình có rất nhiều tiện lợi cho trẻ không biết nói, là phương tiện liên lạc, bày tỏ ý của trẻ, giúp trẻ giao tiếp dễ đàng hơn. Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ sẽ không nói mà chỉ mãi mãi dùng hình ảnh. Thực tế cho thấy cách này không cản trở việc học nói của trẻ. Có trẻ dùng PECS một thời gian rồi nói được song chưa chứng minh được là nhờ PECS hay do sự phát triển tự nhiên.
¨ AIT ( Auditory Integration Training - Huấn luyện thính giác):
AIT có mục đích làm giảm mức nhậy cảm thính giác của trẻ bằng cách chỉnh lại khả năng nghe của trẻ. Cách huấn luyện này được bác sĩ tai mũi họng người Pháp, Guy Berard khởi xướng năm 1982, ông cho rằng sự biến dạng của thính giác có thể nhận ra trên biểu đồ âm thanh là những âm khiến người nghe nhạy cảm bị chói tai. Từ đó xác định và loại bỏ những âm thanh loại này, kết quả là làm giảm bớt hay loại trừ hẳn sự biến dạng do những âm này gây ra.. Đa số trung tâm sử dụng phương pháp này ở Mỹ, một số tại úc, còn ở Anh thì kết hợp với Quang trị liệu)
¨ Quang âm trị liệu (Light & Sound Therapy) được áp dụng không chỉ riêng cho trẻ tự kỷ mà còn cho trẻ khuyết tật về học. Trị liệu này đã có từ lâu song chỉ được biết tới rộng rãi khi thành lập cơ sở ở London năm 1992, gồm nhiều chương trình trong đó chương trình căn bản là kết hợp AIT và quang trị liệu. Với tự kỷ, quang trị liệu làm giảm tính nhạy cảm với ánh sáng chói, điều hoà cảm nhận thị giác dẫn tới việc cải thiện hành vi một cách đáng kể.
Bài viết cùng chuyên mục
- Thơ hay cho bé
- Não bộ được tổ chức như thế nào cho việc học ngôn ngữ
- TÍNH NHÚT NHÁT Ở TRẺ EM
- VẬT NUÔI GIÚP TRẺ TỰ KỶ HÒA NHẬP XÃ HỘI
- CẬU BÉ TỰ KỶ BIẾT ĐỌC DÙ CHƯA TỪNG ĐẾN TRƯỜNG HỌC CHỮ
- Nguyên nhân trẻ chậm nói- Làm gì khi trẻ chậm nói
- BỆNH TỰ KỶ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG ? HỎI – ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA
- TRẺ TỰ KỶ NÊN ĂN GÌ ? KHÔNG NÊN ĂN GÌ? BỐ MẸ NÊN BIẾT
- DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH MẮC TỰ KỶ MẸ CẦN CỨU NGAY KẺO MUỘN