Chia sẻ của một người mẹ đã day con chậm nói thành công là một tài liệu vô cùng quý giá.. Mời các mẹ cùng đọc và trải nghiệm.
Chia sẻ kinh nghiệm dạy con chậm nói từ một bà mẹ có con chậm nói
Vài lời khuyên cho các phụ huynh có con chậm nói và bắt đầu can thiệp cho con:
1. Xác định xem con mình ở mức độ nào: bạn nên đưa con đi khám ở nhiều nơi, đọc các tài liệu, dự hội thảo, làm quen các phụ huynh cũng cảnh … Mình cần xác định con đang chậm so với trẻ cùng tuổi ở mức độ nào và từ đó phác ra một sơ đồ các mục tiêu cần dạy cho con. Về tài liệu thì có rất rất nhiều. Tôi cũng từng đọc và rối hết cả lên.
2. Sau khi xác định vị trí con hiện tại và đích ngắm đến, hầu như ai cũng vậy, cảm thấy vô cùng lo lắng, choáng ngợp, trời ơi, khoảng cách lớn quá, bao nhiêu thứ con mình chưa biết so với trẻ cùng tuổi, làm sao mà dạy được đây, ước gì có thứ thuốc gì uống 1 cái mấy hôm sau nó thành người bình thường … Tôi cũng vậy, trước khi bắt đầu xác định con cần phải can thiệp tôi chỉ thấy bé có mỗi 1 vấn đề là ko biết nói, tới chừng tìm hiều mới thấy con mình “chậm toàn diện” về mọi mặt phát triển. Tôi từng gặp 1 gia đình, ba mẹ thì lo lắng con mình sao chưa biết nói, trong khi đó bà ngoại cứ ngồi khen: thắng bé này khôn lắm, chỉ chưa có nói thôi chứ nó biết cái này nè, nó biết cài kia nè … Tới chừng ngồi chấm điểm cho con, mọi người mới thật sự lo lắng, trong cả trăm thứ các bé cùng tuổi có thể làm thì bé chỉ làm được vài thứ còn đại đa số là không biết.
3. Bởi vậy trước khi chữa cho con, bạn phải “chữa” cho mình đã: bạn cần phải chấp nhận sự thật là con bạn có vấn đề. Hầu như ai cũng trải qua cảm giác buồn bã, lo lắng, không thể tin được: tại sao lại là con mình?”. Hãy cố gắng để cảm giác đó qua nhanh. Thực sự là tất cả các bé, nặng nhẹ thế nào đi nữa, nếu có can thiệp thì đều tốt hơn là không. Bạn cứ chấp nhận mọi việc và tin rằng nếu cố gắng sẽ có kết quả thì bạn cũng sẽ cảm thấy mọi việc trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tôi cũng thấy có nhiều người quyết định dấu kín không cho mọi người xung quanh biết con mình bị như thế này. Theo tôi như vậy bạn sẽ đánh mất cơ hội chia sẻ cùng những người khác, hãy cởi mở hơn vì bạn có thể giúp đỡ và nhận sự giúp đớ từ rất nhiều người.
4. Tôi thấy có nhiều người cũng quá để tâm tìm hiểu xem con mình tự kỷ hay không tự kỷ. Tôi nghĩ điều đó không quan trọng, tôi nghe Bs, Ngọc Thanh nói để xác định 1 bé tự kỷ hay không phải tới 6-7 tuổi mới biết chính xác được. Vậy không lẽ ngồi chờ tới ngày đó, trong khi thời điểm can thiệp vàng là từ 2-6 tuổi ?. Tóm lại đằng nào thì mình cũng không nên ngồi đó mà chờ đợi, hay bắt tay vào việc luôn, nếu con mình bị nhẹ thì may quá còn nếu thực sự tự kỷ thì lại phải đầu tư can thiệp nhiều hơn nữa.
Để bắt tay vào việc can thiệp, bạn hay liệt kê ra tất cả những gì mà bé thích, bé ghét, bé sợ, những hành vi kỳ cục của bé …
Tôi chắc chắn 100% không có 1 bé nào mà lại không thích một cái gì. Chúng ta sẽ chọn những điểm bé thích, những khả năng là thế mạnh của bé để từ đó như vết dầu loang sẽ dạy bé những cái khác.
Những gì bé ghét, sợ thì mình phải có kế hoạch đối phó: tránh đi, làm quen từ từ để bé quen
Những hành vi kỳ cục (nếu có): VD như có bé hay tự đánh mình, tìm hiểu cho được nguyên nhân, cách xử lý. Cái này thì con mình không có nhiều nên mình không có kinh nghiệm.
Đề dạy các bé, mình nên hình dung một sơ đồ như sau: trước hết bé cần hiểu được, tiếp tới giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, tiếp tới giao tiếp bằng lời.
Quá trình học nói của bé giống như chúng ta học ngoại ngữ mà không có giáo viên bản xứ nên thời gian đầu sẽ vất vả, nhưng khi có một số vốn từ căn bản sẽ học rất nhanh.
Các bé cũng học giống như bạn học ngoại ngữ. Đầu tiên bạn sẽ phải học các danh từ (What/ Who is this ?) thì các bé cũng phải học tên các sự vật và người xung quanh.
Biết được một vài danh từ cơ bản rồi thì học tới động từ. Thế là thành 1 câu rồi VD: con ăn, con ngủ.
Cách dạy những danh từ, động từ và tính từ đơn giản thì chúng ta có thể dùng hình ảnh thật, thẻ hình, hình trên vi tính, phim. Trong tất cả tôi thầy hình trên vi tính và phim là hiệu quả nhất, bởi thế các phụ huynh nên chăm chỉ làm các nhà sản xuất phim nhé !. Hình ảnh thật thì quá tốt rồi nhưng đâu thể đủ và nhiều được, VD mình dạy về nghề nghiệp với 1 bộ hình bé sẽ thấy được bác sĩ, công nhân, lính cứu hỏa … chứ ngoài đời kiếm đâu ra mà chỉ cho bé.
Tiếp theo là học tất cả những thành phần khác để bổ sung cho câu như: tính chất, số lượng, sở hữu, so sánh,
Tiếp theo là học những câu phức tạp hơn như: câu hỏi, câu mệnh đề như: nếu .. thì …; tại vì …, v.v…
Cao cấp hơn thì ngôn ngữ trở thành một công cụ để diễn đạt. Khi đó khả năng nói không còn quan trọng nữa mà chủ yếu cần là khả năng suy nghĩ, sắp xếp ý tứ, câu chữ … Đến như người bình thường, ai cũng biết nói nhưng nói năng lưu loát, khúc chiết còn tùy ở khả năng mỗi người. Tôi biết có những người rất giỏi nhưng khi trình bày một vấn đề gì đó thì rất dở, nói lòng vòng, lộn xộn, khó hiểu hoặc nghe rất buồn ngủ, nhàm chán. Cho nên dạy trẻ nói được là một bước đáng mừng nhưng quá trình tiếp theo dạy trẻ biết diễn đạt còn khó hơn gấp bội. bởi vì diễn đạt tốt là liên quan tới tư duy.
5. Nắm được chiến lược chung rồi thì chúng ta sẽ lên kế hoạch cho từng giai đoạn một
Bạn nên phác thảo một giáo án, và mua một bảng lớn treo trong nhà trên đó ghi lại những mục bạn tính dạy cho con trong tuần / tháng này, những trò để chơi.
Mình nên ghi ra để cả gia đình cùng biết và dạy con, vì nhiều thứ quá, mình rất dễ quên.
Nhưng mỗi bé mỗi khác, chúng ta cần chọn lựa những “điểm đột phá”: những khả năng bé giỏi nhất, những thứ bé thích nhất, để từ những điểm này ta dễ thu được thành công nhất, từ đó nhích từng chút một độ khó mở rộng dần khả năng của bé. Mỗi bé mỗi khác, gia đình cần chọn lựa cho con mình một con đường đi thích hợp nhất. Trong blog tôi chỉ ghi lại những bước tôi đã làm với con tôi, tôi nghĩ không phải tất cả các bé cần đi theo những thứ tự như thế. Tuy nhiên tôi nghĩ 2 bước bắt buộc bé nào cũng phải “tốt nghiệp” trước khi có khả năng học các thứ tiếp theo: chỉ bằng một ngón và quay lại khi gọi tên.
Chúng ta ai cũng đã từng đi học, chúng ta đều thấy: cái gì mình thích, cái gì vui dễ tiếp thu và nhớ mau hơn. Với trẻ em cũng vậy. Tất cả đều cần biến thành trò chơi.
Nhiều bạn hỏi tôi: có cần cô giáo không ? Theo ý riêng của tôi thì: cần, chúng ta thấy trẻ bình thường vẫn cần cô giáo vì cô giáo dạy nó sẽ sợ hơn và chịu nghe lới hơn) nhưng không thể phó thác hoàn toàn cho cô giáo mà gia đình và cô giáo cần trao đổi thường xuyên, đánh giá mức độ tiến bộ để có cách dạy phù hợp.
Tìm cô giáo ở đâu cũng là vấn đề đau đầu nhiều phụ huynh. Tôi nghĩ nếu ko có cô giáo chuyên nghiệp chúng ta cũng có thể nhờ 1 cô giáo mầm non bình thường miễn sao cô thương trẻ, có quyết tâm và kiên nhẫn là được.
Cô này có thể hợp với trẻ này mà không hợp với trẻ kia, bởi vậy phụ huynh cần theo sát, nếu cô không có khả năng thì cho nghỉ ngay, tìm người khác.
Có nên cho bé đi nhà trẻ không ?. Theo tôi là nên nhưng vấn đề là đi nhà trẻ nào, thời lượng ra sao, phải bàn với cô giáo nhà trẻ để cô quan tâm hơn, hướng dẫn bé kỹ hơn và kiên nhẫn hơn.
Khi đi cũng nên làm quen với nhà trẻ từ từ .
Nên tập vận động không ? Theo tôi là nên. Bạn cứ nhìn những người bị tai biến tổn thương não họ cũng phải tập vận động để hồi phục. Như vậy vận động là tốt cho hệ thần kinh. Trẻ con ngày xưa suốt ngày lê la chơi với trẻ con khác: nào leo trèo, đuổi bắt, nghịch đất nghịch cát, cộng thêm có nhiều cộng đồng xung quanh như người thân, bà con lối xóm trò chuyện. Tất cả những tác động đó giúp cho trẻ mau hiểu hơn. Cờn giờ trẻ con ít được trò chuyện (ai cũng chúi mũi vào TV, internet, game …). Tất cả hợp lại với các ô nhiễm môi trường nên trẻ con có vấn đề vê nói ngày một nhiều.
Có nên nghỉ ở nhà chăm con không ?. Tôi từng nghỉ 6 tháng ở nhà để dành thời gian cho con. Theo tôi tùy mức độ mỗi bé, nếu bạn nghỉ ở nhà một thời gian, kết hợp cùng cô giáo thì chắc tốt hơn.
Vài lời khuyên cho các phụ huynh có con chậm nói và bắt đầu can thiệp cho con:
1. Xác định xem con mình ở mức độ nào: bạn nên đưa con đi khám ở nhiều nơi, đọc các tài liệu, dự hội thảo, làm quen các phụ huynh cũng cảnh … Mình cần xác định con đang chậm so với trẻ cùng tuổi ở mức độ nào và từ đó phác ra một sơ đồ các mục tiêu cần dạy cho con. Về tài liệu thì có rất rất nhiều. Tôi cũng từng đọc và rối hết cả lên.
2. Sau khi xác định vị trí con hiện tại và đích ngắm đến, hầu như ai cũng vậy, cảm thấy vô cùng lo lắng, choáng ngợp, trời ơi, khoảng cách lớn quá, bao nhiêu thứ con mình chưa biết so với trẻ cùng tuổi, làm sao mà dạy được đây, ước gì có thứ thuốc gì uống 1 cái mấy hôm sau nó thành người bình thường … Tôi cũng vậy, trước khi bắt đầu xác định con cần phải can thiệp tôi chỉ thấy bé có mỗi 1 vấn đề là ko biết nói, tới chừng tìm hiều mới thấy con mình “chậm toàn diện” về mọi mặt phát triển. Tôi từng gặp 1 gia đình, ba mẹ thì lo lắng con mình sao chưa biết nói, trong khi đó bà ngoại cứ ngồi khen: thắng bé này khôn lắm, chỉ chưa có nói thôi chứ nó biết cái này nè, nó biết cài kia nè … Tới chừng ngồi chấm điểm cho con, mọi người mới thật sự lo lắng, trong cả trăm thứ các bé cùng tuổi có thể làm thì bé chỉ làm được vài thứ còn đại đa số là không biết.
3. Bởi vậy trước khi chữa cho con, bạn phải “chữa” cho mình đã: bạn cần phải chấp nhận sự thật là con bạn có vấn đề. Hầu như ai cũng trải qua cảm giác buồn bã, lo lắng, không thể tin được: tại sao lại là con mình?”. Hãy cố gắng để cảm giác đó qua nhanh. Thực sự là tất cả các bé, nặng nhẹ thế nào đi nữa, nếu có can thiệp thì đều tốt hơn là không. Bạn cứ chấp nhận mọi việc và tin rằng nếu cố gắng sẽ có kết quả thì bạn cũng sẽ cảm thấy mọi việc trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tôi cũng thấy có nhiều người quyết định dấu kín không cho mọi người xung quanh biết con mình bị như thế này. Theo tôi như vậy bạn sẽ đánh mất cơ hội chia sẻ cùng những người khác, hãy cởi mở hơn vì bạn có thể giúp đỡ và nhận sự giúp đớ từ rất nhiều người.
4. Tôi thấy có nhiều người cũng quá để tâm tìm hiểu xem con mình tự kỷ hay không tự kỷ. Tôi nghĩ điều đó không quan trọng, tôi nghe Bs, Ngọc Thanh nói để xác định 1 bé tự kỷ hay không phải tới 6-7 tuổi mới biết chính xác được. Vậy không lẽ ngồi chờ tới ngày đó, trong khi thời điểm can thiệp vàng là từ 2-6 tuổi ?. Tóm lại đằng nào thì mình cũng không nên ngồi đó mà chờ đợi, hay bắt tay vào việc luôn, nếu con mình bị nhẹ thì may quá còn nếu thực sự tự kỷ thì lại phải đầu tư can thiệp nhiều hơn nữa.
Để bắt tay vào việc can thiệp, bạn hay liệt kê ra tất cả những gì mà bé thích, bé ghét, bé sợ, những hành vi kỳ cục của bé …
Tôi chắc chắn 100% không có 1 bé nào mà lại không thích một cái gì. Chúng ta sẽ chọn những điểm bé thích, những khả năng là thế mạnh của bé để từ đó như vết dầu loang sẽ dạy bé những cái khác.
Những gì bé ghét, sợ thì mình phải có kế hoạch đối phó: tránh đi, làm quen từ từ để bé quen
Những hành vi kỳ cục (nếu có): VD như có bé hay tự đánh mình, tìm hiểu cho được nguyên nhân, cách xử lý. Cái này thì con mình không có nhiều nên mình không có kinh nghiệm.
Đề dạy các bé, mình nên hình dung một sơ đồ như sau: trước hết bé cần hiểu được, tiếp tới giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, tiếp tới giao tiếp bằng lời.
Quá trình học nói của bé giống như chúng ta học ngoại ngữ mà không có giáo viên bản xứ nên thời gian đầu sẽ vất vả, nhưng khi có một số vốn từ căn bản sẽ học rất nhanh.
Các bé cũng học giống như bạn học ngoại ngữ. Đầu tiên bạn sẽ phải học các danh từ (What/ Who is this ?) thì các bé cũng phải học tên các sự vật và người xung quanh.
Biết được một vài danh từ cơ bản rồi thì học tới động từ. Thế là thành 1 câu rồi VD: con ăn, con ngủ.
Cách dạy những danh từ, động từ và tính từ đơn giản thì chúng ta có thể dùng hình ảnh thật, thẻ hình, hình trên vi tính, phim. Trong tất cả tôi thầy hình trên vi tính và phim là hiệu quả nhất, bởi thế các phụ huynh nên chăm chỉ làm các nhà sản xuất phim nhé !. Hình ảnh thật thì quá tốt rồi nhưng đâu thể đủ và nhiều được, VD mình dạy về nghề nghiệp với 1 bộ hình bé sẽ thấy được bác sĩ, công nhân, lính cứu hỏa … chứ ngoài đời kiếm đâu ra mà chỉ cho bé.
Tiếp theo là học tất cả những thành phần khác để bổ sung cho câu như: tính chất, số lượng, sở hữu, so sánh,
Tiếp theo là học những câu phức tạp hơn như: câu hỏi, câu mệnh đề như: nếu .. thì …; tại vì …, v.v…
Cao cấp hơn thì ngôn ngữ trở thành một công cụ để diễn đạt. Khi đó khả năng nói không còn quan trọng nữa mà chủ yếu cần là khả năng suy nghĩ, sắp xếp ý tứ, câu chữ … Đến như người bình thường, ai cũng biết nói nhưng nói năng lưu loát, khúc chiết còn tùy ở khả năng mỗi người. Tôi biết có những người rất giỏi nhưng khi trình bày một vấn đề gì đó thì rất dở, nói lòng vòng, lộn xộn, khó hiểu hoặc nghe rất buồn ngủ, nhàm chán. Cho nên dạy trẻ nói được là một bước đáng mừng nhưng quá trình tiếp theo dạy trẻ biết diễn đạt còn khó hơn gấp bội. bởi vì diễn đạt tốt là liên quan tới tư duy.
5. Nắm được chiến lược chung rồi thì chúng ta sẽ lên kế hoạch cho từng giai đoạn một
Bạn nên phác thảo một giáo án, và mua một bảng lớn treo trong nhà trên đó ghi lại những mục bạn tính dạy cho con trong tuần / tháng này, những trò để chơi.
Mình nên ghi ra để cả gia đình cùng biết và dạy con, vì nhiều thứ quá, mình rất dễ quên.
Nhưng mỗi bé mỗi khác, chúng ta cần chọn lựa những “điểm đột phá”: những khả năng bé giỏi nhất, những thứ bé thích nhất, để từ những điểm này ta dễ thu được thành công nhất, từ đó nhích từng chút một độ khó mở rộng dần khả năng của bé. Mỗi bé mỗi khác, gia đình cần chọn lựa cho con mình một con đường đi thích hợp nhất. Trong blog tôi chỉ ghi lại những bước tôi đã làm với con tôi, tôi nghĩ không phải tất cả các bé cần đi theo những thứ tự như thế. Tuy nhiên tôi nghĩ 2 bước bắt buộc bé nào cũng phải “tốt nghiệp” trước khi có khả năng học các thứ tiếp theo: chỉ bằng một ngón và quay lại khi gọi tên.
Chúng ta ai cũng đã từng đi học, chúng ta đều thấy: cái gì mình thích, cái gì vui dễ tiếp thu và nhớ mau hơn. Với trẻ em cũng vậy. Tất cả đều cần biến thành trò chơi.
Nhiều bạn hỏi tôi: có cần cô giáo không ? Theo ý riêng của tôi thì: cần, chúng ta thấy trẻ bình thường vẫn cần cô giáo vì cô giáo dạy nó sẽ sợ hơn và chịu nghe lới hơn) nhưng không thể phó thác hoàn toàn cho cô giáo mà gia đình và cô giáo cần trao đổi thường xuyên, đánh giá mức độ tiến bộ để có cách dạy phù hợp.
Tìm cô giáo ở đâu cũng là vấn đề đau đầu nhiều phụ huynh. Tôi nghĩ nếu ko có cô giáo chuyên nghiệp chúng ta cũng có thể nhờ 1 cô giáo mầm non bình thường miễn sao cô thương trẻ, có quyết tâm và kiên nhẫn là được.
Cô này có thể hợp với trẻ này mà không hợp với trẻ kia, bởi vậy phụ huynh cần theo sát, nếu cô không có khả năng thì cho nghỉ ngay, tìm người khác.
Có nên cho bé đi nhà trẻ không ?. Theo tôi là nên nhưng vấn đề là đi nhà trẻ nào, thời lượng ra sao, phải bàn với cô giáo nhà trẻ để cô quan tâm hơn, hướng dẫn bé kỹ hơn và kiên nhẫn hơn.
Khi đi cũng nên làm quen với nhà trẻ từ từ .
Nên tập vận động không ? Theo tôi là nên. Bạn cứ nhìn những người bị tai biến tổn thương não họ cũng phải tập vận động để hồi phục. Như vậy vận động là tốt cho hệ thần kinh. Trẻ con ngày xưa suốt ngày lê la chơi với trẻ con khác: nào leo trèo, đuổi bắt, nghịch đất nghịch cát, cộng thêm có nhiều cộng đồng xung quanh như người thân, bà con lối xóm trò chuyện. Tất cả những tác động đó giúp cho trẻ mau hiểu hơn. Cờn giờ trẻ con ít được trò chuyện (ai cũng chúi mũi vào TV, internet, game …). Tất cả hợp lại với các ô nhiễm môi trường nên trẻ con có vấn đề vê nói ngày một nhiều.
Có nên nghỉ ở nhà chăm con không ?. Tôi từng nghỉ 6 tháng ở nhà để dành thời gian cho con. Theo tôi tùy mức độ mỗi bé, nếu bạn nghỉ ở nhà một thời gian, kết hợp cùng cô giáo thì chắc tốt hơn.