Trẻ chậm biết nói vì cha mẹ quên dạy
Gần 5 tuổi nhưng bé Thảo (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không nói được từ nào, dù trước đó, hồi 2 tuổi bé đã gọi được từ “mưa”. Gia đình phải đọc cử chỉ, ánh mắt để hiểu con muốn gì.
Chị Hải, mẹ Thảo cho biết hai vợ chồng chị mải đi làm cả ngày, nên việc chăm con giao hoàn toàn cho ông bà. Cháu đầu lòng nên ông bà chăm chút tỷ mỷ, từng ly từng tý. Muốn ăn, uống gì bé chỉ cần chỉ tay, hoặc dùng ánh mắt là ông bà đã vội vàng đi lấy.
Một tuổi thấy con không nói, thi thoảng chỉ i a, gia đình nghĩ cháu chỉ chậm biết nói. Nhưng hơn 4 tuổi, cháu vẫn không tíu tít nói như bao đứa trẻ bình thường khác. Thi thoảng nghe mọi người xì xào nào cháu chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tự kỷ, chị thấy tủi thân. Nhưng chị không nghĩ con mình như thế, vì ngoài chậm nói, cháu vẫn chơi, vẫn hiểu ý mỗi khi chị nói, rất thích được đi chơi.
“Đến khi đưa con đi khám tâm lý, tôi vui mừng biết bao khi bác sĩ bảo cháu chỉ bị chậm nói. Nhưng điều làm tôi day dứt hơn cả là cháu bị như ngày hôm nay là tại gia đình không chịu trò chuyện nhiều với con”, chị Hải tâm sự.
Tuy nhiên theo nhà tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, Phòng khám Tuna (Hà Nội), bé Thảo không phải chậm phát triển trí tuệ mà chỉ đơn thuần là rối loạn ngôn ngữ, bị chậm nói vì gia đình quá bao bọc. Cháu ít khi được cho đi chơi nên không có cơ hội chơi với các bạn cùng trang lứa, cũng không đi nhà trẻ vì cứ đi là khóc, bỏ ăn.
“Bình thường trẻ sẽ học cách nói để thể hiện nhu cầu của mình, chẳng hạn khi muốn uống nước bé sẽ tập nói từ “nước”. Nhưng ông bà chăm chút cháu kỹ quá, chưa cần trẻ nói đã vội vàng lấy nước cho uống. Việc làm này tạo cho trẻ tâm lý được phục vụ mà không cần giao tiếp, trẻ không cần nói mà vẫn được đáp ứng. Trẻ không có nhu cầu nói, không cần nói nên chậm phát triển về ngôn ngữ”, chị Tùng cho biết.
Hiện tượng này gặp nhiều ở trẻ từ 18 tháng đến 3-4 tuổi, trẻ nói được mấy từ nhưng không phát triển thêm. Rối loạn ngôn ngữ nghĩa là bé nói âm đầu thì bớt âm cuối, nói được câu đầu mất câu sau, nói không hoàn chỉnh câu, đi học lớp một nhưng bé chưa kể được một câu chuyện theo lôgic. Bé cũng có thể nói ngọng, nuốt lời, nuốt âm, “chẳng” thành “chẳn”, hoặc không biết cách sắp xếp ngôn ngữ “bà ăn cơm” thành “cơm ăn bà, ăn cơm bà”…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trẻ chậm nói, trong đó chủ yếu là do môi trường gia đình, cách dạy dỗ của cha mẹ. Gia đình làm thay trẻ quá nhiều cũng không tốt, nhưng nếu có dạy con, song hờ hững, không nói chuyện trực tiếp với con cũng không tốt, như trường hợp cu Bin ở tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. 36 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa biết gọi mẹ, mà chỉ bập bẹ “ba ba, nhanh nhanh, bai bai, cá”. Thích thì nói không thích thì thôi, muốn cái gì chủ yếu là cháu chỉ tay hoặc cầm tay kéo ba, mẹ lại.
Chị Thanh – mẹ cháu cho biết, một phần vì không có thời gian nên hầu như chị không nói chuyện với con nhiều ngoại trừ những câu nói lúc cho con ăn. Buổi tối vợ chồng mải nói chuyện với nhau, trong khi con xem tivi hoặc thơ thẩn chơi một mình.
Nhiều cha mẹ cũng giống như chị Thanh cho rằng trẻ học nói bằng cách lắng nghe âm thanh, nên chỉ cần hai vợ chồng nói chuyện với nhau là đủ. Thực tế, nếu chỉ học bằng cách này, bé sẽ chỉ nói được bập bõm một vài từ nghe thấy, nhưng không hề hiểu nghĩa của chúng, nhà tâm lý cho biết.
Ngoài ra, trẻ nói chậm có thể do tổn thương thực thể, bị vàng da bệnh lý, thiếu máu. Cũng có thể là nguyên nhân tâm lý do những cú sốc mất người thân, trong gia đình ít được yêu thương, không được tôn trọng… nhưng ít gặp.
Một số người cho rằng, 18 tháng tuổi bé chưa nói được thì cũng không cần quá lo lắng vì nếu là chậm nói đơn thuần đến 2-3 tuổi trẻ sẽ nói được. Theo chị Tùng, điều này đúng trong một vài trường hợp, nhưng nếu biết nói chậm bé sẽ rất thiệt thòi trong việc tiếp thu, phát triển nhận thức, tư duy ngôn ngữ kém. Khi đi học sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là những môn liên quan đến tư duy ngôn ngữ. Trẻ có thể đọc chậm, viết kém, văn miêu tả kém. Việc chậm nói cũng khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình có thể dẫn đến bực tức.
Chị Tùng khuyến cáo, khi thấy con có biểu hiện chậm nói, không bằng những trẻ cùng lứa tuổi khác, cha mẹ nên lưu ý, phát hiện sớm, đưa cháu đi khám tìm hiểu nguyên nhân. 8-9 tháng tuổi trẻ đã bập bẹ nói, cha mẹ cần tạo môi trường, cơ hội cho bé được nói. Thường xuyên nói chuyện với con, đọc chuyện cho con nghe, đặc biệt để bé nhìn thấy khẩu hình miệng khi đang nói. Trẻ cần được khuyến khích nói như khuyến khích tập đi.
Gần 5 tuổi nhưng bé Thảo (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không nói được từ nào, dù trước đó, hồi 2 tuổi bé đã gọi được từ “mưa”. Gia đình phải đọc cử chỉ, ánh mắt để hiểu con muốn gì.
Chị Hải, mẹ Thảo cho biết hai vợ chồng chị mải đi làm cả ngày, nên việc chăm con giao hoàn toàn cho ông bà. Cháu đầu lòng nên ông bà chăm chút tỷ mỷ, từng ly từng tý. Muốn ăn, uống gì bé chỉ cần chỉ tay, hoặc dùng ánh mắt là ông bà đã vội vàng đi lấy.
Một tuổi thấy con không nói, thi thoảng chỉ i a, gia đình nghĩ cháu chỉ chậm biết nói. Nhưng hơn 4 tuổi, cháu vẫn không tíu tít nói như bao đứa trẻ bình thường khác. Thi thoảng nghe mọi người xì xào nào cháu chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tự kỷ, chị thấy tủi thân. Nhưng chị không nghĩ con mình như thế, vì ngoài chậm nói, cháu vẫn chơi, vẫn hiểu ý mỗi khi chị nói, rất thích được đi chơi.
“Đến khi đưa con đi khám tâm lý, tôi vui mừng biết bao khi bác sĩ bảo cháu chỉ bị chậm nói. Nhưng điều làm tôi day dứt hơn cả là cháu bị như ngày hôm nay là tại gia đình không chịu trò chuyện nhiều với con”, chị Hải tâm sự.
Tuy nhiên theo nhà tâm lý Đặng Thị Thanh Tùng, Phòng khám Tuna (Hà Nội), bé Thảo không phải chậm phát triển trí tuệ mà chỉ đơn thuần là rối loạn ngôn ngữ, bị chậm nói vì gia đình quá bao bọc. Cháu ít khi được cho đi chơi nên không có cơ hội chơi với các bạn cùng trang lứa, cũng không đi nhà trẻ vì cứ đi là khóc, bỏ ăn.
“Bình thường trẻ sẽ học cách nói để thể hiện nhu cầu của mình, chẳng hạn khi muốn uống nước bé sẽ tập nói từ “nước”. Nhưng ông bà chăm chút cháu kỹ quá, chưa cần trẻ nói đã vội vàng lấy nước cho uống. Việc làm này tạo cho trẻ tâm lý được phục vụ mà không cần giao tiếp, trẻ không cần nói mà vẫn được đáp ứng. Trẻ không có nhu cầu nói, không cần nói nên chậm phát triển về ngôn ngữ”, chị Tùng cho biết.
Hiện tượng này gặp nhiều ở trẻ từ 18 tháng đến 3-4 tuổi, trẻ nói được mấy từ nhưng không phát triển thêm. Rối loạn ngôn ngữ nghĩa là bé nói âm đầu thì bớt âm cuối, nói được câu đầu mất câu sau, nói không hoàn chỉnh câu, đi học lớp một nhưng bé chưa kể được một câu chuyện theo lôgic. Bé cũng có thể nói ngọng, nuốt lời, nuốt âm, “chẳng” thành “chẳn”, hoặc không biết cách sắp xếp ngôn ngữ “bà ăn cơm” thành “cơm ăn bà, ăn cơm bà”…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến trẻ chậm nói, trong đó chủ yếu là do môi trường gia đình, cách dạy dỗ của cha mẹ. Gia đình làm thay trẻ quá nhiều cũng không tốt, nhưng nếu có dạy con, song hờ hững, không nói chuyện trực tiếp với con cũng không tốt, như trường hợp cu Bin ở tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. 36 tháng tuổi nhưng bé vẫn chưa biết gọi mẹ, mà chỉ bập bẹ “ba ba, nhanh nhanh, bai bai, cá”. Thích thì nói không thích thì thôi, muốn cái gì chủ yếu là cháu chỉ tay hoặc cầm tay kéo ba, mẹ lại.
Chị Thanh – mẹ cháu cho biết, một phần vì không có thời gian nên hầu như chị không nói chuyện với con nhiều ngoại trừ những câu nói lúc cho con ăn. Buổi tối vợ chồng mải nói chuyện với nhau, trong khi con xem tivi hoặc thơ thẩn chơi một mình.
Nhiều cha mẹ cũng giống như chị Thanh cho rằng trẻ học nói bằng cách lắng nghe âm thanh, nên chỉ cần hai vợ chồng nói chuyện với nhau là đủ. Thực tế, nếu chỉ học bằng cách này, bé sẽ chỉ nói được bập bõm một vài từ nghe thấy, nhưng không hề hiểu nghĩa của chúng, nhà tâm lý cho biết.
Ngoài ra, trẻ nói chậm có thể do tổn thương thực thể, bị vàng da bệnh lý, thiếu máu. Cũng có thể là nguyên nhân tâm lý do những cú sốc mất người thân, trong gia đình ít được yêu thương, không được tôn trọng… nhưng ít gặp.
Một số người cho rằng, 18 tháng tuổi bé chưa nói được thì cũng không cần quá lo lắng vì nếu là chậm nói đơn thuần đến 2-3 tuổi trẻ sẽ nói được. Theo chị Tùng, điều này đúng trong một vài trường hợp, nhưng nếu biết nói chậm bé sẽ rất thiệt thòi trong việc tiếp thu, phát triển nhận thức, tư duy ngôn ngữ kém. Khi đi học sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là những môn liên quan đến tư duy ngôn ngữ. Trẻ có thể đọc chậm, viết kém, văn miêu tả kém. Việc chậm nói cũng khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình có thể dẫn đến bực tức.
Chị Tùng khuyến cáo, khi thấy con có biểu hiện chậm nói, không bằng những trẻ cùng lứa tuổi khác, cha mẹ nên lưu ý, phát hiện sớm, đưa cháu đi khám tìm hiểu nguyên nhân. 8-9 tháng tuổi trẻ đã bập bẹ nói, cha mẹ cần tạo môi trường, cơ hội cho bé được nói. Thường xuyên nói chuyện với con, đọc chuyện cho con nghe, đặc biệt để bé nhìn thấy khẩu hình miệng khi đang nói. Trẻ cần được khuyến khích nói như khuyến khích tập đi.