Tài nguyên - Môi trường

Đổi mới sáng tạo trong ngành năng lượng sạch tại Việt Nam

Sáng tạo & khởi nghiệp: Một xu thế chung

 

Từ đầu những năm 2010, quá trình toàn cầu hoá của Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ và rõ nét với những chính sách thúc đẩy và phát triển các xu thế mới cho kinh tế xã hội. Tiêu biểu nhất là sự xuất hiện của những khái niệm về “khởi nghiệp” và “đổi mới sáng tạo” trong các ngành công nghệ, tài chính, giáo dục, nông nghiệp và du lịch. Song song với xu thế này là sự quan tâm ngày càng nhiều của các cơ quan và cá nhân đến biến đổi khí hậu, xuất phát từ những vấn đề về ô nhiễm môi trường, rác thải và các hoạt động được đánh giá là thiếu bền vững cho sự phát triển của xã hội. Ra đời cùng với sự thay đổi về nhận thức bảo vệ môi trường chính là các dự án năng lượng tái tạo từ giữa những năm 2010. Cả hai dòng chảy thay đổi này hiện tại đang có sự rõ nét đáng kể hơn bao giờ hết.

 

Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ về đầu tư năng lượng sạch cả về số lượng dự án, sản lượng điện sản xuất và nhận thức chung của cộng đồng. Vào năm 2019, năng lượng tái tạo (NLTT) đã trở thành chủ đề chính trong các diễn đàn đầu tư, khi số liệu dòng tiền từ các quỹ tư nhân đầu tư vào ngành này vượt cao hơn các lĩnh vực phổ biến như thương mại điện tử, dược phẩm, chỉ xếp sau công nghệ tài chính và giáo dục. Năm 2020, thị trường đầu tư năng lượng tái tạo Việt Nam bùng nổ với con số 7.4 tỉ USD, cao hơn Pháp và Đức, lọt vào top 10 các quốc gia sử dụng năng lượng sạch nhiều nhất thế giới với công suất tích luỹ hơn 16.6 GW.

Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 417/QĐ-BTNMT phê duyệt Chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình).

Chuyển đổi số toàn diện ngành tài nguyên và môi trường

Thời gian qua, ngành TN&MT đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.