Chữ ký số hiện nay đã được áp dụng rộng rãi với nhiều cá nhân, tổ chức để thuận tiện hơn trong việc giao dịch qua Internet và quản lý chứng từ. Tuy nhiên vẫn có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Chữ ký số là gì? Chữ ký số thường được dùng cho cụ thể những mục đích nào?
Chữ ký số (Chữ ký số) là loại chữ ký điện tử được sử dụng để thay thế cho chữ ký thường bằng tay trên các thiết bị điện tử hay văn bản tài liệu. Thông qua việc sử dụng chữ ký số này sẽ giúp xác thực được người gửi tài liệu đối với các giao dịch điện tử qua internet và đảm bảo rằng nội dung gốc của tài liệu đó không bị thay đổi sữa chữa.
Nhìn chung, hầu hết các cá nhân và đơn vị tổ chức đều có thể sử dụng chữ ký số. Một số trường hợp được yêu cầu phải sử dụng chữ ký số như: kê khai thuế, nộp thuế cho cơ quan thuế qua phương tiện điện tử, sử dụng hóa đơn điện tử cần phải có chữ ký điện tử, thực hiện kê khai bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử. Chữ ký số cũng được xem là một trong những bước tiến lớn trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
Chữ ký số là gì?
Chữ ký số điện tử được tạo nên bởi công nghệ mã hóa công khai: Mỗi đơn vị kinh doanh sẽ có cặp khóa gồm một khóa bí mật và khóa công khai.
Chữ ký điện tử
USB Token là loại chữ ký số được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Loại chữ ký số này là một phần mềm được tích hợp vào thiết bị phần cứng USB. Người dùng chỉ cần tiến hành các thao tác cài đặt đơn giản là có thể sử dụng để ký điện tử. Chữ ký số USB Token chỉ ký được khi hoạt động offline và chỉ một người sử dụng tại 1 thời điểm.
Cài đặt chữ ký số USB Token:
HSM là loại chữ ký số này có cặp khóa và chứng thư số đặt trong Hardware Security Module nhằm mục đích phục vụ cho các ứng dụng chữ ký số có yêu cầu tốc độ cao cho việc mã hóa xác thực. Với chữ ký số HSM người dùng có thể thực hiện khi sử dụng online và với tốc độ ký lên đến 1200 chữ ký mỗi giây. Ngoài ra còn có thể phân quyền cho những người khác cùng sử dụng trong 1 lúc.
Công dụng chữ ký số
Chức năng chính của chữ ký số là thực hiện giao dịch điện tử mà vẫn đảm bảo về mặt pháp luật và được công nhận. Cụ thể như sau:
Dưới đây Gtel sẽ phân tích cụ thể để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những lợi ích mang lại của Chữ ký số là gì:
Chữ ký số sử dụng công nghệ cao với độ bảo mật thông tin tuyệt đối nên chữ ký số có vai trò xác nhận về tính pháp lý cho các tài liệu điện tử. Sử dụng chữ ký số sẽ đảm bảo được tính nguyên bản của tài liệu được gửi đi và xác định chính xác người gửi, tránh giả mạo thông tin
Các tài liệu điện tử sử dụng chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với các văn bản được đóng dấu và ký tay. Chữ ký số là phương thức duy nhất để công nhận tính pháp lý của văn bản điện tử.
Lợi ích mà Chữ ký số mang lại là gì?
Chữ ký số được sử dụng thuật toán mã hóa công khai (RSA). Công nghệ bảo mật đặc biệt mà chỉ có người nhận văn bản đã ký mới có thể mở được văn bản, đảm bảo văn bản không bị thay đổi sửa chữa từ bất kỳ ai khác.
Khả năng để tạo ra một chữ ký số giống với một chữ ký số khác là điều không thể. Bởi mỗi một chữ ký số sẽ được mã hóa khác nhau. Điều này giúp ngăn chặn được việc lạm dụng giả mạo chữ ký để làm giả các loại chứng từ.
Với chữ chữ số, cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thao tác ký, gửi, xử lý các công việc liên quan về mặt chứng từ, pháp lý qua internet mà không cần phải đi đến nơi trực tiếp. Ngoài ra chữ ký số còn có chức năng phân quyền cho những phòng ban khác trong doanh nghiệp để quá trình làm việc được dễ dàng hơn, giúp rút ngắn thời gian hoàn thành công việc.
Các doanh nghiệp có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng Chữ ký số. Bởi nó là một thiết bị đảm bảo an toàn và có độ chính xác, tính bảo mật và toàn vẹn dữ liệu cao. Chữ ký số là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký. Qua đó giúp cá nhân, cơ quan hay tổ chức yên tâm hơn với giao dịch điện tử của mình.
Cùng với cả nước chống dịch, phục hồi kinh tế, ngành năng lượng còn nhiệm vụ kép là chuyển dịch năng lượng để tiến tới trung hòa carbon. Trong đó mục tiêu chuyển đổi số được xem là không thể thiếu. Tổng hợp dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam giúp chúng ta hiểu thêm về xu hướng công nghệ mới đang thịnh hành.
Ngành sản xuất công nghiệp là một trong những ngành được chú trọng nhất tại nước ta. Vì vậy mà việc chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, việc này đang gặp nhiều khó khăn, trắc trở bởi những nhà quản lý phải lựa chọn xu hướng chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình.
Phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu và là mô hình phổ biến với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đồng thời được xem là nhiệm vụ trọng tâm của thế kỷ XXI. Trong đó, việc xây dựng Hồ dữ liệu (Datalake) đóng vai trò quyết định thành công của Chính phủ điện tử. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 4 ứng dụng thiết thực của việc xây dựng Datalake đối với Chính phủ
Cyborg hiện nay chính là khái niệm quen thuộc xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Vậy cyborg là gì và chúng được ứng dụng như thế nào trong đời sống con người. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bản quyền thuộc về Gtel