(BĐT) – Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất tại nhiều địa phương đã góp phần tích cực thu hút vốn của các nhà đầu tư trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hình thành các khu đô thị mới, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn chưa kêu gọi được nhiều nhà đầu tư tham gia, mà trong đó nguyên nhân từ pháp lý khiến nhà đầu tư e ngại.
(BĐT) – Từ ngày 20/4/2020, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (NĐ 25) chính thức có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP. Việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ có nhiều thay đổi trong quy trình, thủ tục thực hiện.
Bài viết trên website của VCCI đưa ra quan điểm xử lý tình huống trong đấu thầu như sau: Tiên lượng trong HSMT thiếu, gói thầu xây lắp mời thầu trọn gói, nhà thầu phát hiện việc thiếu khối lượng này trong quá trình nghiên cứu HSMT (ví dụ thiếu biện pháp tổ chức thi công chẳng hạn).
Trường hợp này xử lý ra sao? vì nếu nhà thầu bóc ra phần khối lượng thiếu đó rồi nhân với đơn giá (đơn giá xây dựng mới hoặc lấy đơn giá có sẵn trong HSMT) để thành tiền có thể làm vượt giá gói thầu sẽ khiến nhà thầu bị loại. Nếu không đề cập khối lượng thiếu này đồng nghĩa với việc mặc nhiên nhà thầu chấp nhận phần khối lượng thiếu này mà không đòi hỏi gì (trọn gói) sẽ thiệt thòi cho nhà thầu.
Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến những thông tin liên quan đến việc thay đổi độ dày tường vây cũng như dáng đầm tại Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (Tuyến metro số 1). Chỉ trong vòng chưa đến một năm, việc tự ý điều chỉnh trong thi công tại hai dự án khủng của TP.HCM đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc tuân thủ các quy định về quản lý dự án.
Trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, người mua nhà ngày càng khó tính, muốn bán hàng thành công, bên cạnh việc tạo ra sản phẩm chất lượng, các doanh nghiệp bất động sản buộc phải có phương án truyền thông dự án hiệu quả.