(BĐT) – Việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất tại nhiều địa phương đã góp phần tích cực thu hút vốn của các nhà đầu tư trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hình thành các khu đô thị mới, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn chưa kêu gọi được nhiều nhà đầu tư tham gia, mà trong đó nguyên nhân từ pháp lý khiến nhà đầu tư e ngại.
(BĐT) – Từ ngày 20/4/2020, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (NĐ 25) chính thức có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định số 30/2015/NĐ-CP. Việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ có nhiều thay đổi trong quy trình, thủ tục thực hiện.
Bài viết trên website của VCCI đưa ra quan điểm xử lý tình huống trong đấu thầu như sau: Tiên lượng trong HSMT thiếu, gói thầu xây lắp mời thầu trọn gói, nhà thầu phát hiện việc thiếu khối lượng này trong quá trình nghiên cứu HSMT (ví dụ thiếu biện pháp tổ chức thi công chẳng hạn).
Trường hợp này xử lý ra sao? vì nếu nhà thầu bóc ra phần khối lượng thiếu đó rồi nhân với đơn giá (đơn giá xây dựng mới hoặc lấy đơn giá có sẵn trong HSMT) để thành tiền có thể làm vượt giá gói thầu sẽ khiến nhà thầu bị loại. Nếu không đề cập khối lượng thiếu này đồng nghĩa với việc mặc nhiên nhà thầu chấp nhận phần khối lượng thiếu này mà không đòi hỏi gì (trọn gói) sẽ thiệt thòi cho nhà thầu.
(Chinhphu.vn) – Ông Trần Trung Nam đề nghị bãi bỏ khoản 1 Điều 21 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bởi quy định tại khoản này dễ dẫn tới việc trước đóng thầu nhà thầu là không hợp lệ, nhưng sau đóng thầu nhà thầu lại thành hợp lệ.
Ngày càng nhiều văn bản QPPL về đầu tư xây dựng, qua bài viết giúp hệ thống hóa theo trình tự các bước cơ bản.
(TN&MT) – Thời gian qua, cơ chế đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất là một trong những “công cụ” đặc biệt quan trọng giúp điều tiết lợi ích từ các chủ đầu tư với người dân và Nhà nước. Song, hiện nay, quy định về lựa chọn nhà đầu tư còn chưa rõ ràng, thống nhất gây khó khăn cho các chủ đầu tư dự án trong quá trình thực hiện.
Sau nhiều mong đợi, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (NĐ 25) thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP (NĐ 30) đã được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung, NĐ 25 sẽ góp phần tháo gỡ các vướng mắc về lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội.
(BĐT) – Kết quả thống kê trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2020 đã có 6/37 bộ, ngành tiến hành đấu thầu qua mạng (ĐTQM) 100% số gói thầu trong phạm vi ĐTQM. Bên cạnh đó, nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh công tác ĐTQM ngay trong những tháng đầu năm.