Bài viết trên website của VCCI đưa ra quan điểm xử lý tình huống trong đấu thầu như sau: Tiên lượng trong HSMT thiếu, gói thầu xây lắp mời thầu trọn gói, nhà thầu phát hiện việc thiếu khối lượng này trong quá trình nghiên cứu HSMT (ví dụ thiếu biện pháp tổ chức thi công chẳng hạn).
Trường hợp này xử lý ra sao? vì nếu nhà thầu bóc ra phần khối lượng thiếu đó rồi nhân với đơn giá (đơn giá xây dựng mới hoặc lấy đơn giá có sẵn trong HSMT) để thành tiền có thể làm vượt giá gói thầu sẽ khiến nhà thầu bị loại. Nếu không đề cập khối lượng thiếu này đồng nghĩa với việc mặc nhiên nhà thầu chấp nhận phần khối lượng thiếu này mà không đòi hỏi gì (trọn gói) sẽ thiệt thòi cho nhà thầu.
DƯỚI ĐÂY LÀ NGUYÊN VĂN PHẦN BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE CỦA VCCI
(https://m.vcci.com.vn/can-ra-soat-lai-khoi-luong-cua-goi-thau-khi-thuong-thao-hop-dong)
Khi áp dụng loại hợp đồng trọn gói, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt trong bước thương thảo hợp đồng theo quy định.
Công ty TNHH Huỳnh Long đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn trường hợp như sau:
Nhà thầu tham gia dự thầu rộng rãi loại hợp đồng trọn gói, gói thầu cải tạo sửa chữa bệnh viện đa khoa thuộc tỉnh x (khối nhà 3 tầng lầu).
Kết quả thương thảo hoàn thiện và trao hợp đồng với giá trị trên 21.280.060.000 đồng (đúng theo khối lượng công việc mời thầu).
Bên cạnh đó, nhà thầu có thông báo đính kèm bảng tăng và giảm số lượng, khối lượng mời thầu là chưa chính xác so với bản vẻ thiết kế được duyệt để bên mời thầu xem xét (theo chỉ dẫn nhà thầu tại Mục 14.6 Chương I của HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT).
Trong đó, có nhiều công tác không có “đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt” là tình huống phát sinh nằm ngoài những tình huống quy định của Nghị định số 63/2014/ NĐ-CP (ngoài Điểm b, Khoản 3, Điều 19, …; ngoài Điều 117…), và nằm ngoài quy định HSMT tại Điểm b Mục 34.2 Chương I chỉ dẫn nhà thầu.
Do vậy, tại thời điểm thương thảo hoàn thiện hợp đồng này chủ đầu tư và nhà thầu quyết định ghi nhận số lượng, khối lượng tăng và giảm (chưa xác định giá trị bổ sung) vào nội dung thương thảo hợp đồng làm cơ sở sau này ký phụ lục hợp đồng bổ sung; bảo đảm tiến độ trình tự thủ tục, thời gian quy định của Luật Đấu thầu.
Tiếp theo là xử lý phát sinh tình huống nêu trên liên quan đến pháp luật về chi phí xây dựng.
Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt lại dự toán (quy trình đơn vị tư vấn thiết kế thực hiện, tư vấn thẩm tra; thông qua Liên Sở ngành thẩm định theo chi tiết tại Thông tư 06/2016/TT-BXD và quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng số 50/2014/QH13…). Khi có số liệu chính thức được phê duyệt các bên sẽ thương thảo và ký phụ lục hợp đồng bổ sung.
Việc xử lý rà soát tình huống phát sinh này kéo dài thời gian theo quy định nhưng vẫn “bảo đảm các mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
Tuy nhiên, về mặt thủ tục đến khi thông qua Liên Sở ngành thẩm định thì đã ở thời điểm thi công. Sở Kế hoạch và Đầu tư – Xây dựng – Tài chính cấp tỉnh không chấp nhận với quan điểm lý do: Thời điểm thông qua Sở ngành thẩm định phê duyệt lại dự toán nêu trên phải nằm trong thời điểm thương thảo hoàn thiện hợp đồng xây lắp (trước khi ký hợp đồng xây lắp).
Do vậy, tình huống phát sinh vướng mắc là thời điểm phê duyệt lại dự toán khối lượng tăng và giảm kèm theo thương thảo hợp đồng trao thầu đã không có cơ sở ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung để thực hiện thi công và hoàn công, thanh quyết toán.
Công ty TNHH Huỳnh Long hỏi: Việc không chấp nhận của Liên Sở ngành về thời điểm phê duyệt lại dự toán như trên có đúng theo các quy định pháp luật hay không? Trường hợp phát hiện khối lượng bị thiếu so với thiết kế ở giai đoạn đấu thầu thì xử lý phê duyệt dứt điểm phải ở thời điểm nào? Trường hợp không được chấp nhận phê duyệt lại dự toán thì nhà thầu có quyền từ chối đúng luật không?
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Điểm d, Khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu quy định đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế.
Đối với vấn đề của Công ty, khi áp dụng loại hợp đồng trọn gói, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt trong bước thương thảo hợp đồng theo quy định nêu trên.
Trường hợp trong quá trình thương thảo hợp đồng phát hiện khối lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung khối lượng công việc thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào.
Trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu (Điểm b, Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP).
Theo đó, đối với hợp đồng trọn gói, việc các bên liên quan chỉ ghi nhận phần khối lượng mời thầu tăng, giảm so với thiết kế được duyệt trong quá trình thương thảo hợp đồng là chưa phù hợp.
Sau khi hợp đồng được ký kết, tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng (Điểm a, Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu).
Theo Chinhphu.vn
Ví dụ 2 trên website Bộ KH và ĐT (http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=43195&idcm=182)
Kiến nghị về việc: Tiên lượng mời thầu thiếu khối lượng so với thiết kế, xử lý thế nào?
(MPI) – Qua Hệ thống tiếp nhận và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được câu hỏi như sau:
Công ty chúng tôi (bên B) có nhận thầu thi công công trình đường GTNT cho Chủ đầu tư là UBND (bên A) xã T (theo hình thức chỉ định thầu). Trong Biên bản Thương thảo Hợp đồng có xác định rõ:
Hình thức hợp đồng là hợp đồng trọn gói; giá trị hợp đồng là 1,3 tỷ VNĐ (kèm theo Phụ lục tính giá trị hợp đồng rất cụ thể về: K.lượng x Đ.giá = 1,3 tỷ VNĐ).
Trong quá trình thực hiện, chúng tôi phát hiện khối lượng betong mặt đường theo bản vẽ thiết kế vượt quá khối lượng có trong bảng tính giá trị hợp đồng; do bảng tiên lượng mời thầu tính thiếu so với hồ sơ thiết kế được duyệt (Chủ đầu tư xác định nguyên nhân do Tư vấn thiết kế và Tư vấn mời thầu sơ sót – làm phát sinh giá trị khoảng 30% so với giá hợp đồng trọn gói đã ký kết).
Quan điểm của Chủ đầu tư là buộc Công ty chúng tôi phải thực hiện hoàn thành công trình theo thiết kế được duyệt nhưng không chấp nhận thanh toán giá trị phần phát sinh này.
Kính đề nghị Quý cơ quan, xem xét, cho ý kiến hướng dẫn xử lý.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
Luật đấu thầu (Điều 62 Khoản 1 Điểm a và Điểm d) quy định hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng công việc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế.
Đối với trường hợp của Quý Công ty, nếu gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói thì việc thương thảo, hoàn thiện, ký kết và thanh toán hợp đồng phải tuân thủ theo quy định nêu trên.
Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở các thông tin được cung cấp tại văn bản 3121/VPCP-ĐMDN ngày 18/4/2019 của Văn phòng Chính phủ./.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ví dụ 3
Cách bổ sung khối lượng mời thầu thiếu trong hợp đồng trọn gói
(Nguồn https://minhqldt.wordpress.com/2016/06/08/cach-bo-sung-khoi-luong-moi-thau-thieu-trong-hop-dong-tron-goi/)
Trong quá trình đấu thầu, khi mở hồ sơ dự thầu, bên dự thầu có phát hiện khối lượng thiếu (khối lượng trong hồ sơ mời thầu thiếu so với thiết kế) nên nhà thầu có tham gia dự thầu riêng phần khối lượng phát hiện thiếu nêu trên.
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 62 của Luật Đấu thầu quy định: “Đối với gói thầu xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng,các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế đượcduyệt; nếu nhà thầu hoặc bên mời thầu phát hiện bảng số lượng, khối lượng côngviệc chưa chính xác so với thiết kế, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét,quyết định việc điều chỉnh khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế”.
Thực hiện theo quy định nêu trên, đối với dự án do chủ đầu tư là UBND cấp tỉnh, khi bên mời thầu xác định và báo cáo UBND cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh sẽ chuyển cho cơ quan chuyên ngành là Sở Xây dựng sẽ thẩm định phần khối lượng thiếu này rồi mới quyết định. Theo đó, nếu làm theo quy định như trên thì thời gian sẽ mất rất nhiều vì các cơ quan phải thẩm định, kiểm tra v.v..và sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu.
Do vậy, xin hỏi:
Để giải quyết tình huống nêu trên với thời gian nhanh nhất nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện thì có phương án nào tối ưu hơn cách làm như trên hay không?.
MrFUBI trả lời:
Khi chấm thầu hoặc khi thương thảo hợp đồng, phát hiện ra những khối lượng thiếu, sẽ xảy ra khả năng:
1. (Giá gói thầu + giá trị KL bị thiếu) làm vượt tổng mức đầu tư: điều chỉnh lại giá gói thầu + Tổng mức + đánh giá lại hiệu quả dự án rồi trình Người quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh.
=> Sau đó mới đủ căn cứ để phê duyệt kết quả trúng thầu với giá trúng thầu: giá nhà thầu thấp nhất bao gồm cả giá trị phần Kl thiếu.
=> Ký hợp đồng trọn gói (bao gồm đầy đủ KL).
2. (Giá gói thầu + giá trị KL bị thiếu) không làm vượt tổng mức đầu tư:
– Nếu theo trình tự cũng phải làm như trường hợp nêu trên nhưng chỉ khác là Chủ đầu tư sẽ tự phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu trước khi ký hợp đồng mà thôi.
Dự án bạn nêu không nói rõ ai là Chủ đầu tư nên không nói cụ thể cho bạn được mà chỉ nêu chung cách để rút ngắn thời gian nếu ông Chủ đầu tư duyệt phải qua tầng tầng lớp lớp bộ phận mất thời gian:
+ Khi thương thảo hợp đồng, tách làm 2 phần:
Nhà thầu phải có trách nhiệm thi công toàn bộ KL theo bản vẽ thiết kế.
* Phần 1: phần theo mời thầu không có KL bị thiếu. Trọn gói phần này thì đơn giản rồi.
* Phần 2: dành cho KL tính thiếu đại loại như sau: “Phần KL bị thiếu sẽ được thanh toán trên cơ sở khi được Chủ đầu tư phê duyệt để làm căn cứ thanh toán. Toàn bộ phần giá trị KL thiếu xem đính kèm theo phụ lục 1 và là 1 phần không tách rời khỏi hợp đồng.”.
Như vậy hợp đồng vẫn đảm bảo trọn gói đầy đủ KL thiếu. Nhưng KL thiếu chỉ được thanh toán trọn gói trên cơ sở CĐT phê duyệt. Ký hợp đồng và Thi công vẫn triển khai thi công bình thường. Song song với hợp đồng như vậy, vẫn tiến hành các bước trình phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu và phê duyệt Kl bị thiếu.
Tại sao làm vậy:
– Vì KL đã xác nhận là bị thiếu hoàn toàn đúng nên không có lý gì mà ép nhà thầu không được ký trọn gói và thanh toán trong khi họ đã chào và phát hiện.
Vấn đề ở đây là phải đảm bảo tính toán rõ ràng chính xác 100% Kl bị thiếu để CĐT phê duyệt cũng trùng với KL phần 2 của hợp đồng.
Nếu sau khi ký hợp đồng như cách trên mà không phê duyệt được KL thiếu thì bên A phải tự bỏ tiền ra chi trả cho Nhà thầu.
Đây chính là rủi ro hy hữu của phương án này. Muốn nhanh thì phải chịu vậy thôi!
Bước 1. Sau khi thương thảo: A-B chốt KL trọn gói chính thức với giá trị tổng A = A’ KL mời thầu + Akl bsungthiếu.
Bước 2. Ký quyết định trúng thầu nội dung cơ bản:
– Hợp đồng trọn gói với giá trị:
+ A’ KL mời thầu.
+ A kl bsung thiếu. Phần giá trị theo Kl bsung thiếu này sẽ được đưa vào hợp đồng thi công nhưng chỉ được thanh toán trên cơ sở được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Bước 3. Hai bên A-B ký hợp đồng trọn gói gồm 2 phần riêng biệt:
a. Phần 1: A’ KL mời thầu.
+ Giá trị tạm ứng, Thanh toán bao nhiêu đợt (tùy 2 bên thương thảo) với giá trị bao nhiêu là dựa trên phần giá trị trọn gói phần 1 này của HĐ.
b. Phần 2: A kl bsung thiếu.
+ Không được thanh toán theo từng đợt. Chỉ được bên A thanh toán 1 lần (hay mấy lần tùy 2 bên thương thảo) trong thời gian … ngày ngay sau khi bàn giao công trình đưa vào nghiệm thu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành (không phụ thuộc vào cấp có thẩm quyền có phê duyệt hay không).
==> Vì vậy:
– Cách làm này không vi phạm luật. Vãn đảm bảo đúng TRỌN GÓI. Cả Nhà thầu lẫn chủ đầu tư k bị rủi ro, không vi phạm luật, mà lại tiến độ được thi công ngay, thủ tục hồ sơ làm bình thường.
Nhưng có 1 rủi ro duy nhất mà mình đã trao đổi lưu ý bạn rồi: tại bước 1, bên A phải tính toán kỹ lưỡng để CHẮC CÚ 100% ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA KL BỊ THIẾU VÀ GIÁ TRỊ PHẦN BỊ THIẾU K LÀM VƯỢT TỔNG MỨC.
Để sau này trình thì KL bổ sung nó vẫn là y chang như vậy thì cách làm trên mới OK. Mà điều này nếu làm kỹ và cẩn thận thì quá đơn giản và dễ dàng. Nên nói là rủi ro là chỉ dành cho bên A quản lý kém mà thôi.
– Nếu bên A tính toán sai KL bổ sung tại bước 1, sẽ dẫn đến sau này phê duyệt ít đi thì vẫn được giải ngân thanh toán bình thường (bởi cấp có thẩm quyền duyệt). Chỉ tội giá trị bổ sung thấp đi mà thôi. Lúc đó Nhà thầu kiện thì bên A phải lo mà lấy túi cá nhân ra chi trả.
Còn xấu nhất là cấp có thẩm quyền không duyệt lúc đó sẽ không được giải ngân, bên A vẫn phải lấy tiền túi ra trả cho nhà thầu nếu không họ kiện ra tòa.
– Còn trong phạm vi giá trị phần 1 của hợp đồng, giải ngân bình thường vì đủ căn cứ pháp lý rồi.
Để rõ hơn mình thể hiện bằng diễn giải:
* Hợp đồng ký trọn gói giá trị A.
Với A = A’ + Akl thiếu.
Trong đó:
– A’ : Giá trị trúng thầu theo KL mời thầu – thi công đến đâu nghiệm thu hoàn thành thì được thanh toán theo đợt đến đấy.
– Akl thiếu: thi công được nghiệm thu thì chưa được thanh toán theo đợt cho đến khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* NHưng khi nghiệm thu bàn giao toàn bộ cung trình đưa vào sử dụng, chuyển sang nghĩa vụ bảo hành thì bên A phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ giá trị còn lại A của hợp đồng, kể cả lúc đó giá trị “Akl thiếu” chưa được người thẩm quyền phê duyệt.
* Tạm ứng, thanh toán theo đợt chỉ tính theo giá trị A’.
3. Còn QĐ trúng thầu:
– Theo luật đấu thầu mới, thương thảo HĐ trước khi ký QĐ trúng thầu. Do đó để phù hợp luật, sau khi thương thảo xong, vẫn ký QĐ trúng thầu với nội dung đại khái về giá trúng thầu như sau:
+ Hợp đồng trọn gói:
>. Giá trị trúng thầu theo KL mời thầu: A’
>. Giá trị trúng thầu theo KL bổ sung thiếu (Akl thiếu). KL bổ sung này sẽ được phê duyệt chính thức do Người có thẩm quyền thẩm định phê duyệt.
==> Tất nhiên cách trên chỉ áp dụng cho phần bổ sung thiếu không làm tăng tổng mức đầu tư. Chỉ cách này mới kín kẽ, nhà thầu mới an tâm mà thi công, CĐT mới có động lực hoàn tất thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tiến độ dự án. Và cơ bản là không ai bị vi phạm luật cả.