Xin Visa Châu Âu

Hiện tại khối Schengen đang đứng trước những nguy cơ tan vỡ do ảnh hưởng từ làn sóng di cư và áp lực khủng bố, nhưng hiện tại, việc làm visa và tới những quốc gia này vẫn diễn ra bình thường. Bạn vẫn có thể tiến hành kế hạch của mình như đã dự định từ trước mà không gặp bất cứ rào cản nào.
Cuộc khủng hoảng di dân đang gây áp lực lớn lên các nước tham gia hiệp định Schengen và gây nên tranh cãi ngay trong nội bộ các nước này. Tuy nhiên trước đó, hiệp ước đi lại tự do này đã từng là xu hướng mà các khối liên minh kinh tế, chính trị trên thế giới một mực hướng tới.
Vậy khối Schengen là gì và visa Schengen đang gặp phải những vấn đề gì trong hiện tại?
Giới thiệu chung về visa Schengen
Thỏa thuận Schengen được ký kết vào năm 1985 và có hiệu lực từ năm 1995. Hiện tại những nước tham gia vào hiệp định này,(trong đó có visa Schengen chung) có 28 thành viên , trong đó có 4 quốc gia không thuộc liên minh châu Âu EU. Song song với đó, có 6 nước trong EU vẫn duy trì biên giới riêng của mình là Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania và Anh.
Hiệp định này được thiết lập chính là nhằm tạo ra một biên giới bên ngoài duy nhất, và một bộ quy tắc nhằm kiểm soát biên giới chung. Điều này tạo ra những thuận lợi đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến:
Giải quyết người tị nạn
Truy đuổi tội phạm: cảnh sát có quyền đuổi theo bọn tội phạm bị nghi ngờ qua biên giới mà không cần lo đến giấy phép.
Tạo ra một danh sách chung những nước mà công dân nước ngoài yêu cầu visa nhập cảnh
Tạo ra một hệ thống thông tin an ninh chung, cho phép các trạm cảnh sát và lãnh sự quán có cơ sở dữ liệu được chia sẻ để dễ dàng kiểm soát các đối tượng tình nghi.
    Đồng bộ hóa thị thực giữa các nước trong khối Schengen, theo đó nếu như đến du lịch tại những nước này, khách du lịch có thể tự do đi lại giữa các quốc gia chỉ với một visa ngắn hạn. Nó cũng cho phép chuyển sân bay tại các sân bay quốc tế tại những nước Schengen. Người không phải công dân thuộc khu vực liên minh châu Âu được tạo điều kiện hết sức khi không bị yêu cầu kiểm tra ID khi họ đang du lịch trong khu vực.
HỒ SƠ XIN VISA
Visa Schengen là visa dành riêng cho các quốc gia tham gia khối hiệp ước chung Schengen. Theo đó, những nước nằm trong khu vực này sẽ có một biên giới bên ngoài duy nhất, và một bộ quy tắc nhằm kiểm soát biên giới chung. Đây là một thành tựu của liên minh châu Âu EU, cho phép các nước trong khu vực sử dụng visa chung. Do vậy nếu như đến những quốc gia này, bạn có thể tự do đi lại tự do giữa các nước chỉ với một visa ngắn hạn. Visa này cũng cho phép du khách được chuyển sân bay quốc tế tại những nước trong khối này.
Hồ sơ làm visa Schengen được áp dụng chung cho tất cả các nước thành viên. Tuy rằng trong quá trình làm visa mỗi nước sẽ có một số yêu cầu riêng biệt nhưng về cơ bản, tất cả hồ sơ đều đi theo mẫu chung sau:
Hồ sơ visa du lịch Schengen
– 02 hình 3.5×4.5 (nền trắng không quá 6 tháng)
– Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký
– CMND (photo, công chứng)
– Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang)
– Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (bản sao, công chứng)
– Chứng minh công việc tại Việt Nam

+ Nếu người xin visa là nhân viên thì cần cung cấp Bản sao Hợp đồng lao động (có đóng dấu treo cả công ty), Bản lương 3 tháng gần nhất, đơn xin phép nghỉ đi du lịch.
+ Nếu người xin visa là chủ doanh nghiệp thì cần cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh (có công chứng), biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có).
– Chứng minh tài chính: : giấy tờ nhà đất (nếu có), sổ tiết kiệm (nếu có) (bản sao, công chứng không quá 2 tháng), hoặc số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại.
– Lịch trình chuyến đi:
+ Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn tương ứng với thời gian lưu trú tại Pháp
+ Giấy đặt vé máy bay
+ Bảo hiểm du lịch
Hồ sơ visa  thăm thân nhân Schengen
– 02 hình 3.5×4.5 (nền trắng không quá 6 tháng)
– Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký
– CMND (photo, công chứng)
– Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang)
– Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (bản sao, công chứng)
– Chứng minh công việc tại Việt Nam
+ Nếu người xin visa là nhân viên thì cần cung cấp Bản sao Hợp đồng lao động (có đóng dấu treo cả công ty), Bảng lương 3 tháng gần nhất, đơn xin phép nghỉ đi du lịch.
+ Nếu người xin visa là chủ doanh nghiệp thì cần cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh (có công chứng), biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có).
– Chứng minh tài chính: giấy tờ nhà đất (nếu có), sổ tiết kiệm (nếu có) (bản sao, công chứng không quá 2 tháng), hoặc số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại.
– Người bảo lãnh:
+ Thư mời
+ Bản scan Hộ chiếu
+ Giấy tờ chứng minh mối quan hệ người mời và người được mời.
+ Chứng minh tài chính người bảo lãnh nếu người bảo lãnh là người chi trả chuyến đi: Xác nhận công việc, Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất,…
– Lịch trình chuyến đi:
+ Giấy đặt vé máy bay
+ Bảo hiểm du lịch
 Hồ sơ visa công tác Schengen
– 02 hình 3.5×4.5 (nền trắng không quá 6 tháng)
– Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký
– CMND (photo, công chứng)
– Sổ hộ khẩu (bản sao, công chứng tất cả các trang)
– Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (bản sao, công chứng)
– Sơ yếu lí lịch bản gốc
– Chứng minh mục đích công tác:
+ Thư mời của công ty
+ Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt Nam
– Chứng minh công việc tại Việt Nam
+ Nếu người xin visa là nhân viên thì cần cung cấp Bản sao Hợp đồng lao động (có đóng dấu treo cả công ty)
+ Nếu người xin visa là chủ doanh nghiệp thì cần cung cấp Bản sao Giấy phép kinh doanh (có công chứng), biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có)
– Lịch trình chuyến đi:
+ Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn tương ứng với thời gian lưu trú tại Pháp
+ Giấy đặt vé máy bay
+ Bảo hiểm du lịch
Như vậy, có thể thấy, visa Schengen là visa ngắn hạn, áp dụng cho các trường hợp du lịch, công tác, thăm thân và quá cảnh trong thời gian ngắn. Nếu bạn đến những quốc gia này theo diện dài hạn, bạn vẫn phải tuân theo quy định riêng của từng nước chứ không có visa Schengen diện dài ngày.
Bạn có thể được cấp visa Schengen cho phép nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần với thời gian lưu trú không quá 3 tháng. Với visa Schengen, bạn cũng có thể đến một nước bất kỳ hoặc có điểm khởi hành không thuộc khối Schengen để chuyển tiếp chuyến bay sang một nước thứ 3 ngoài Schengen.