Diện tích: khoảng 36,197 Km2.
Dân số: 23,5 triệu người
Quốc Kỳ Đài Loan
Với cơ sở hiện đại hóa từ thời Nhật Bản cai trị Đài Loan, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau khi dời đến Đài Loan sử dụng viện trợ của Hoa Kỳ tiến hành một loạt dự án kiến thiết. Đài Loan từ thập niên 1960 trở đi có sự phát triển nhảy vọt về kinh tế-xã hội, tạo nên "kì tích Đài Loan". Đến thập niên 1990, Đài Loan tiến vào hàng ngũ quốc gia phát triển, thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người nằm ở mức quốc gia tiên tiến. Đài Loan có ngành chế tạo và khoa học-kỹ thuật tiên tiến vững mạnh, chiếm vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, công nghệ thông tin, truyền thông, điện tử chính xác. Về mậu dịch, chủ yếu thông qua công nghiệp công nghệ cao để thu ngoại tệ, về phát triển kinh tế lấy công nghiệp công nghệ cao và ngành dịch vụ làm trung tâm, và cũng định hướng phát triển công nghiệp văn hoá và du lịch
Một góc Đài Bắc
Khí hậu
Đài Loan có chí tuyến Bắc chạy qua, nằm tại giao giới giữa khí hậu nhiệt đới hải dương và cận nhiệt đới hải dương, phía bắc chí tuyến bắc được phân thuộc khí hậu cận nhiệt đới còn phía nam được phân thuộc khí hậu nhiệt đới; khí hậu về tổng thể là mùa hạ kéo dài và ẩm thấp, mùa đông khá ngắn và ấm áp. Nhiệt độ bình quân mùa đông là 15 °C-20 °C, còn nhiệt độ bình quân cao vào mùa hạ lên tới 28 °C. Miền bắc do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên từ tháng 1 đến tháng 3 bước vào mùa mưa, miền trung và miền nam không chịu ảnh hưởng
Chữ viết
Do tuyệt đại bộ phận nhân khẩu là người Hán đến từ Trung Quốc đại lục, do đó chính phủ đưa tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại làm ngôn ngữ chính thức. Sau khi dời sang Đài Loan, trong một thời gian dài chính phủ quy định quốc ngữ dựa trên ngữ âm Bắc Kinh làm ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu, đồng thời mở rộng truyền bá Trung văn chính thể làm hệ thống chữ viết, trong giáo dục cơ sở giảng dạy ngữ văn quốc ngữ chiếm thời gian nhiều nhất
Tôn giáo
Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ nhân dân dược hưởng quyền lợi tự do tôn giáo và tiến hành nghi thức tín ngưỡng. Do ảnh hưởng từ quá trình di dân, truyền thống tín ngưỡng Phật giáo (35%) và Đạo giáo (33%) của người Hán trở nên thịnh hành và phát triển trong thời gian dài, các đạo Tin Lành, Công giáo La Mã, và Hồi giáo cũng có không ít tín đồ
Chùa Long Sơn, Đài Bắc
Du lịch
Số lượng du khách đến du lịch Đài Loan tăng trưởng theo từng năm, năm 2009 họ đón tiếp 4,4 triệu lượt du khách, tăng trưởng 18% so với năm 2008; tuy xuất hiện xu thế số lượng du khách ngoại quốc giảm thiểu, song dân chúng Trung Quốc đại lục đến Đài Loan du lịch lại nhiều gấp đôi. Đại bộ phận du khách ngoại quốc đến từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là từ Nhật Bản, du khách từ các châu lục khác chủ yếu là từ Mỹ và Anh.
Các di tích thắng cảnh nổi tiếng:
Phật Quang Sơn
Phật Quang Sơn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng Đài Loan. Kỷ Niệm Quán Phật Đà tọa lạc tại Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài Loan trải qua 9 năm xây dựng mới hoàn thành, ngày 25/12, Tổng thống Mã Anh Cửu tham gia nghi thức cắt băng lạc thành. “Kỷ Niệm Quán Phật Đà” tổng diện tích 100 ha, quay lưng về hướng tây nhìn về hướng đông, đối diện Cao Bình Khê (con sông lớn thứ hai của ĐL), tựa vào khe núi, Phật Quang Sơn là một quần thể kiến trúc với khí thế hùng vĩ, bố cục cẩn thận chặt chẽ. Xuyên qua Chánh Quán là con đường “Thành Phật Đại Đạo” rộng thênh thang, hai bên bốn ngôi bảo tháp đối lập. Cuối đường là “Quảng trường Bồ Đề” và Chánh Quán, phía sau Chánh Quán là tôn tượng “Phật Quang Đại Phật” ngồi bằng đồng cao nhất thế giới, tổng chiều cao 108m, là Đại Phật được đúc bằng đồng cao nhất thế giới hiện nay.
Chùa Long Hổ Pháp
Long Hổ Tháp là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất ở Đài Loan, Long Hổ tháp gồm hai tháp chính và cao 7 tầng, cửa ra vào của tháp được thiết kế rất độc đáo một bên là Hổ một bên là Rồng với ngụ ý vào Rồng ra Hổ tượng trưng cho cát tường.
Các địa danh chính dành cho khách Việt Nam
- Đài Bắc
- Đài Trung
- Cao Hùng
VIỆT NAM - ĐÀI BẮC - ĐÀI TRUNG - CAO HÙNG - VIỆT NAM