Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp nên theo xu hướng nào?

Ngành sản xuất công nghiệp là một trong những ngành được chú trọng nhất tại nước ta. Vì vậy mà việc chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, việc này đang gặp nhiều khó khăn, trắc trở bởi những nhà quản lý phải lựa chọn xu hướng chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. 

Lợi ích mà chuyển đổi số mang đến cho ngành sản xuất công nghiệp

 

Lợi ích tiềm năng của chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất dựa trên hiệu quả về chi phí và đảm bảo chất lượng.

 

Giảm chi phí

 

Các giải pháp chuyển đổi số có thể nắm bắt dữ liệu thời gian thực thông qua Internet vạn vật  và phân tích tương tự thông qua các thiết bị hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và ML (Machine learning). Nói về lĩnh vực sản xuất, thật dễ dàng để quản lý hàng tồn kho và giám sát các quy trình sản xuất quan trọng bằng cách sử dụng chuyển đổi số.

 

Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng ít lao động hơn nhờ tự động hóa trong quá trình sản xuất giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Hơn nữa, các giải pháp giám sát từ xa có thể cho phép các công ty sản xuất quản lý hàng tồn kho trong thời gian thực. 

 

Đảm bảo chất lượng

 

Đây là một lợi ích chính khác của các giải pháp chuyển đổi số. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có thể bảo trì và quản lý hệ thống máy móc tại các nhà máy từ xa

 

Các giải pháp này cũng cho phép doanh nghiệp phát hiện lỗi và kéo dài tuổi thọ của máy thông qua phân tích dữ liệu kỹ thuật số. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc về phí bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển và các khoản phí khác của  kỹ thuật viên chuyên nghiệp. 

 

Tích hợp dữ liệu

 

Dữ liệu không được sắp xếp có thể đặt ra thách thức trong việc đưa ra các quyết định chính xác, theo thời gian thực. Tuy nhiên, với các giải pháp chuyển đổi số tiên tiến, kết hợp những tiến bộ của các công nghệ mới bao gồm AI, Machine learning, Internet vạn vật và phần mềm doanh nghiệp, có thể cung cấp nền tảng quản trị tập trung để đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng. Điều này thực hiện thông qua tích hợp dữ liệu.

 

Nhờ sự phát triển công nghiệp 4.0, các giải pháp phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng ra quyết định để đạt được ROI (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư) tốt nhất

 

Cải thiện an toàn

 

Nhân viên sản xuất phải tiếp xúc với các máy móc nguy hiểm và các khu vực hạn chế. Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp họ chúng tránh xa các khu vực nguy hiểm  giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Môi trường rủi ro của lĩnh vực sản xuất có thể được quản lý hiệu quả bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh vì chúng có thể xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào một cách nhanh chóng. Các giải pháp kỹ thuật số cũng giúp nhân viên luôn có động lực trong khi đảm bảo an toàn cho họ tại nơi làm việc. 

 

Người vận hành có thể dễ dàng ghi lại và chuyển dữ liệu quan trọng khi đang di chuyển, giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Theo một cách nào đó, năng suất của cả nhân viên và thiết bị đều tăng.

 

 

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất nên đi theo xu hướng nào?

 

Xu hướng công nghệ

 

Xu hướng về Chuyển đổi số đang diễn ra trong ngành sản xuất vẫn tập trung vào một số nhiệm vụ chiến lược cốt lõi, bao gồm: cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành, khả năng phục hồi, xác định tiết kiệm chi phí, tăng trưởng khách hàng và tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng. Cùng với đó, nhóm các công nghệ hàng đầu giúp các nhà sản xuất đạt được mục tiêu của họ bao gồm:

 

An ninh mạng

 

An ninh mạng là một tập hợp các nguyên tắc và phương tiện đảm bảo an toàn cho các quá trình xử lý thông tin, các phương pháp tiếp cận để quản lý bảo mật và các công nghệ khác được sử dụng để chủ động chống lại việc thực hiện các mối đe doạ mạng. Khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất tận dụng công nghệ điện toán biên để tăng cường tính linh hoạt, tự động hoá và khả năng thích ứng trong thời gian thực cao hơn trong các nhà máy và quy trình sản xuất của mình, họ cũng chú trọng hơn tới việc củng cố cho hệ thống an ninh mạng với những cập nhật tiên tiến. Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng tăng 200% đối với ngành sản xuất (Báo cáo Tình báo về mối đe doạ toàn cầu 2021 – GTIR), dự kiến sẽ có sự đầu tư lớn liên tục vào việc lập kế hoạch bảo mật và các biện pháp bảo vệ mạng và dữ liệu ngày càng dễ bị tổn thương khi việc sử dụng tài sản kết nối của các nhà sản xuất ngày càng tăng(2).

 

Phân tích dữ liệu nâng cao bao gồm phân tích dự đoán/mô tả

Với sự ra đời của các công nghệ như IoT, việc thu thập các dữ liệu ngày càng trở nên thuận tiện và phổ biến. Theo khảo sát của ITIC, 81% tổ chức cho rằng một giờ ngừng hoạt động có thể tiêu tốn 100.000 USD, và 33% doanh nghiệp cho biết một giờ ngừng hoạt động của họ có thể gây tổn hại tới 1 triệu USD(3). Vì vậy, việc tận dụng dữ liệu để xác định các vấn đề và đưa ra dự báo về tình trạng và lên kế hoạch bảo trì các thiết bị có thể khiến cho chuỗi vận hành được hoạt động trơn tru, không gặp trở ngại, giúp tiết kiệm được những nguồn chi phí khổng lồ. Việc đưa ra phân tích dữ liệu nâng cao và dự báo còn giúp cho việc tối ưu trong quản lý sự phụ thuộc giữa các bộ phận, giúp cho việc điều phối nhân công diễn ra dễ dàng và chính xác hơn.

 

Tự động hoá

 

Việc ứng dụng Tự động hoá quy trình bằng robot (RPA) đang ngày càng nở rộ, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất, với mục đích hàng đầu của các nhà quản lý nhằm cắt giảm chi phí, tối ưu hoá hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu lỗi và dễ dàng quản lý kiểm soát hơn. Dự kiến chi phí cho các phần mềm RPA sẽ đạt 2.9 tỷ USD vào năm 2021 (Forrester)(4). RPA là yếu tố tiền đề để xác định tính khả thi của các chương trình chuyển đổi số trong nhà máy. Việc triển khai RPA xuất phát từ nhu cầu tự động hoá các tác vụ vận hành thủ công, lặp đi lặp lại và sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất trở nên toàn vẹn và triệt để nếu được tích hợp thêm các công nghệ tiên tiến khác như trí tuệ nhân tạo, máy học, các công cụ quy trình làm việc thông minh và trợ lý số.

 

Dữ liệu IoT

 

Mặc dù IoT không còn là một cái tên xa lạ và đã phổ biến rộng rãi trong các ngành sản xuất, công nghệ này vẫn đứng top đầu trong các xu hướng phát triển nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số nhờ vào khả năng thích ứng và đổi mới không ngừng. Theo một nghiên cứu từ MPI Group, gần một phần ba (31%) quy trình sản xuất hiện nay đã kết hợp các thiết bị thông minh và trí thông minh nhúng. Ngoài ra, 34% nhà sản xuất có kế hoạch kết hợp công nghệ IoT vào các quy trình của họ, trong khi 32% có kế hoạch nhúng công nghệ IoT vào các sản phẩm của họ(5). Covid-19 đã khiến cho tầm quan trọng và mức độ phổ biến của IoT ngày càng tăng lên, nhờ vào khả năng cung cấp các dữ liệu từ các hệ thống cảm biến giúp tăng cường khả năng giám sát từ xa và bảo trì dự đoán. Các thiết bị hỗ trợ IoT giúp các nhà sản xuất có thể theo dõi an toàn hiệu suất thiết bị ở khoảng cách xa và dự báo các sự cố tiềm ẩn, cùng như cho phép các kỹ thuật viên hiểu rõ toàn bộ vấn đề và đưa ra các giải pháp tiềm năng.

Bài viết liên quan

    Quản lý Quy trình nghiệp vụ

    Quản lý quy trình nghiệp vụ (Business Process Management - BPM) là một phương pháp được thiết kế để cải thiện các quy trình nghiệp vụ thông qua sự kết hợp của công nghệ và nghiệp vụ, là một mô hình làm việc kết hợp giữa các bộ phận kinh doanh, nghiệp vụ và công nghệ thông tin cùng nỗ lực để làm cho các quy trình nghiệp vụ hiệu quả và tối ưu hơn.

    Giải pháp quản lý và điều hành sản xuất - khả năng hiển thị và kiểm soát thời gian thực hiện trên các hoạt động sản xuất

    Trong thời đại ngày nay, với mức độ cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp cần liên tục cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy yếu tố tự động hóa sản xuất cần được quan tâm hàng đầu, do mức tự động hóa càng cao thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống đồng bộ bao gồm phần cứng và giải pháp phần mềm để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất để từ đó đưa ra các thay đổi điều chỉnh tối ưu  cho toàn bộ hoạt động sản xuất.