Chuyển đổi số ngành nông nghiệp: Thực trạng và cơ hội 2022

Chuyển đổi số đang là một trong những xu thế toàn cầu mà tính cấp thiết và tầm  quan trọng là vô cùng to lớn trong những năm trở lại đây. Là một quốc gia nông nghiệp với khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13,96% trong GDP, chuyển đổi số ngành nông nghiệp sẽ là cơ hội để Việt Nam khắc phục những tồn tại như mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém phát triển cũng như thiếu liên kết chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp để từ đó có những định hướng phát triển bền vững hơn.

Thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam

 

Những khó khăn vẫn tồn tại

 

Đại dịch Covid 19 đã đem lại hàng loạt khó khăn cho nền nông nghiệp Việt Nam. Trong năm vừa qua, chúng ta phải đối mặt với việc bế tắc trong xuất khẩu nông sản khi các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc bị tác động lớn.

 

Bên cạnh những tác động của đại dịch, nền công nghiệp luôn phải đối mặt với những khó khăn thường trực, bao gồm cả những thách thức bên ngoài lẫn bên trong. Vốn dĩ, Việt Nam là một nước thường xuyên bị tác động bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, khiến nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những mối lo về việc nước biển dâng cao gây ngập lụt ở các đồng bằng, hạn hán ở miền Trung và Tây Nguyên hay các đợt rét đậm ở Bắc Trung Bộ sẽ vẫn luôn là những quan ngại thường trực với bà con nông dân.

 

Không những thế, năng suất lao động của nông dân Việt Nam đang thuộc nhóm thấp nhất châu Á. Dù những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực với tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân cao, với 5,2%/năm giai đoạn 2011-2018, cao hơn tốc độ tăng bình quân của ngành công nghiệp và xây dựng (3%/năm) và khu vực dịch vụ (3,1%/năm). Có thể khẳng định được nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động của ngành nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn thấp chính là do quy mô sản xuất còn hạn chế, trình độ chuyên môn chưa cao, thể trạng người nông dân vẫn còn tương đối thấp và yếu,…

 

Bước chuyển mình tích cực của ngành nông nghiệp

 

Định hướng phát triển

 

Nhận thức được những thiếu sót và điểm yếu của nền nông nghiệp nước nhà, chính phủ đang vô cùng chú trọng vào việc áp dụng chuyển đổi số vào phát triển nông nghiệp và coi đó là một trong những mục tiêu trọng điểm.Vấn đề ấy được đề cập không chỉ như một xu thế ngắn hạn mà là một định hướng chiến lược xuyên suốt và lâu dài để có thể cải thiện chất lượng của ngành nông nghiệp Việt Nam.

 

Có rất nhiều giải pháp đã đề xuất áp dụng để giúp phát triển hơn nữa nền nông nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh các giải pháp mà ta đã thấy trong nhiều năm trở lại đây như đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa,… Chuyển đổi có thể được được xem như là công cụ thiết yếu cho tương lai nông nghiệp Việt. Với những điều kiện thuận lợi sẵn có, việc khắc phục được những khó khăn cũng như tận dụng cơ hội để có được bước phát triển vượt bậc chính là mục tiêu lớn trong tương lai của nông nghiệp Việt Nam.

 

Những thành tựu cụ thể

 

Cụ thể, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã bắt đầu dành nhiều sự quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng thời nêu lên một số ứng dụng công nghệ đang được triển khai trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp.

 

Trong trồng trọt

 

Ứng dụng Big Data vào các sản phẩm công nghệ số như phần mềm phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và theo dõi quá trình cây lớn và phát triển… Điểm nổi bật là người tiêu dùng có thể truy xuất các thông số này theo thời gian để biết thêm thông tin về sản phẩm mình sử dụng.

 

Trong ngành chăn nuôi

 

Áp dụng công nghệ IOT, blockchain, công nghệ sinh học lên các trang trại chăn nuôi với quy mô lớn. Bên cạnh đó, việc đưa những mô hình quản lý hiện đại để thay cho sức người cũng giúp tăng hiệu quả cũng như tiết kiệm được rất nhiều nhân công và nguồn lực.  Trong đó, ngành chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại hiện đại của Tập đoàn TH True Milk và Công ty Vinamilk.

hần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, phần mềm giám sát độ phủ xanh cũng như theo dõi các quần thể sinh vật trong để kịp thời phát hiện và cảnh báo mất rừng, suy thoái rừng…

 

Trong ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

 

Một vài ví dụ tiêu biểu như sử dụng thiết bị dò cá bằng sóng siêu âm, máy đo dòng chảy; máy thả kéo thả lưới tự động, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) giúp quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ một cách tốt hơn.

 

Ngành nuôi trồng thủy sản 

 

Ứng dụng công nghệ sinh học chọn lọc, lai tạo các giống có năng suất cao, có khả năng kháng bệnh, chịu đựng tốt với môi trường, công nghệ biofloc, công nghệ nano, công nghệ nuôi lồng trên biển, công nghệ nuôi cá nước lạnh…

 

Công nghệ áp dụng

 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong phân tích các dữ liệu về chất lượng sản phẩm; quản lý thức đầu vào cũng như đầu ra và các thông số cơ bản khác. Công nghệ tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều khâu khác nhau trong chế biến thủy sản. Từ công đoạn phân loại, đóng gói, đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loạt rồi dán nhãn… tất cả đều được ứng dụng chuyển đổi số ngành nông nghiệp.Từ đó, giúp giảm được đáng kể chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản được tốt nhất.

Bài viết liên quan