1. Khái quát về dự án
– Tên dự án: Đầu tư xây dựng đường trục trung tâm đô thị Nhân Thắng kéo dài đi TL.285 mới và tuyến nhánh, huyện Gia Bình.
– Tổng mức đầu tư: 119.982.312.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười chín tỷ, chín trăm tám mươi hai triệu, ba trăm mười hai nghìn đồng chẵn./.)
– Chủ đầu tư: Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Gia Bình.
– Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định hiện hành.
– Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).
– Thời gian thực hiện: Năm 2018 – 2022.
– Địa điểm xây dựng: Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
2. Quy mô dự án:
Hướng tuyến và quy mô của dự án nằm trong Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, Khu trung tâm đô thị Nhân Thắng, huyện Gia Bình theo quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.550m, bao gồm:
– Tuyến chính có chiều dài 1224,74m.
+ Điểm đầu: khớp nối với đường ĐT.285 cũ tại Km13+640 của ĐT.285 cũ.
+ Điểm cuối: khớp nối với đường ĐT.285 mới.
+ Bề rộng mặt cắt ngang 53m. Bmặt=2×10,5m; Bhè=2x8m; Bdpc=16m.
– Tuyến nhánh có chiều dài 298,87 m.
+ Điểm đầu: khớp nối với QL17 tại Km 28+000 của QL17.
+ Điểm cuối: khớp nối với tuyến chính tại Km0+840 của tuyến chính.
+ Bề rộng mặt cắt ngang 25m. Bmặt=15m; Bhè=2x5m.
– Các hạng mục xây dựng của dự án:
+ Xây dựng đồng bộ nền đường, mặt đường cấp cao A1 với phương án kết cấu áo đường: 5cm BTN hạt mịn; 7 cm BTN hạt trung; 15cm CPĐD loại I; 35cm CPĐD loại II; đất nền đường K98;
+ Hệ thống bó vỉa, tấm đan rãnh dọc 2 bên đường;
+ Hệ thống cống dọc hai bên và cống ngang thoát nước mặt;
+ Hệ thống chiếu sáng hai bên hè; hệ thống tuynel ngang đường.
+ Hệ thống an toàn giao thông đồng bộ theo quy định.
+ Vỉa hè, cây xanh;
* Nội dung đầu tư và giải pháp xây dựng:
– Trắc dọc tuyến: Trắc dọc các đoạn tuyến được khống chế bởi cao độ đầu tuyến TL285 cũ và cuối đoạn tuyến TL285 mới và QL17; đảm bảo khớp nối êm thuận với đường hiện trạng đầu và cuối tuyến, các đường ngang dân sinh.
+ Các đoạn qua khu dân cư hạn chế nâng cao độ thiết kế nhằm tránh đường cao quá so với nhà dân hai bên tuyến.
+ Cao độ tuyến thiết kế phù hợp cao độ quy hoạch chung của khu vực và của tỉnh.
+ Đảm bảo các yêu cầu về cao độ khống chế về thủy văn công trình. Đáy kết cấu áo đường cao hơn mực nước ngập thường xuyên 50cm.
+ Độ dốc dọc trung bình toàn tuyến là 0,1%
– Trắc ngang:
+ Tuyến chính: Bnền = 53m. Bao gồm: Bmặt=2×10,5m; Bhè=2x8m; Bdpc=16m.
+ Tuyến nhánh: Bmặt=15m; Bhè=2x5m.
+ Cống dọc và điện chiếu sáng bố trí 2 bên hè.
+ Độ dốc mặt cắt ngang mặt đường i mặt = 2%, dốc hai bên về phía hè
+ Độ dốc vỉa hè i hè = 1,5%, dốc về phía lòng đường đối với đoạn lát hè.
+ Độ dốc vỉa hè i hè = 4%, dốc về phía taluy đối với đoạn chưa lát hè.
+ Độ dốc mái taluy đắp 1:1,5, taluy đào 1:1
– Nền đường: Trước khi xây dựng cần tiến hành bóc bỏ lớp đất không thích hợp này. Chiều sâu bóc bỏ lớp trung bình 30cm. Phạm vi bóc bỏ trong phạm vi của mặt đường, phạm vi vỉa hè và giải phân cách không cần bóc bỏ. Đất bóc bỏ tận dụng để đắp vỉa hè và giải phân cách giữa, trong trường hợp đất tận dụng không đủ thì mua đất cấp phối về đắp bù.
+ Tại những vị trí đoạn tuyến đắp trên nền hiện trạng có mái dốc ngang lớn hơn hoặc bằng 20%, trước khi đắp nền đường tiến hành đánh cấp mái dốc để đảm bảo ổn định nền đắp.
+ Vật liệu đắp nền đường trong phạm vi mặt đường bằng cát đen đầm chặt K95. Đất bóc bỏ từ đào đất không thích hợp tận dụng để đắp vỉa hè và giải phân cách giữa.
+ Độ dốc mái taluy đắp là 1:1,5.
+ Trên những đoạn mà tuyến chiếm dụng kênh mương thủy lợi tiến hành đào đắp hoàn trả mương thuỷ lợi đảm bảo thông suốt dòng chảy, tưới tiêu đồng ruộng. Chiều rộng lòng mương đào hoàn trả B = 3m; đắp trả bờ mương rộng 0,5m, cao 1m; taluy đào đắp lòng mương và lề đất 1:1.
+ Các vị trí nền đường qua đất yếu, thiết kế xử lý bằng biện pháp thay đất kết hợp với gia cường vải địa kỹ thuật.
– Mặt đường: Mặt đường cấp cao A1 với môđun đàn hồi Ey/c≥ 155Mpa bao gồm:
+ Bê tông nhựa nóng hạt mịn dày 5cm
+ Lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2
+ Bê tông nhựa nóng hạt thô dày 7cm
+ Lớp nhựa thấm 1,0kg/m2
+ Đá dăm cấp phối loại I dày 15cm
+ Đá dăm cấp phối loại II dày 35cm
+ Đất cấp phối đầm chặt K98 dày 30cm
– Tại các vị trí giao nhau với các tuyến đường ngang hoặc đường nội đồng tiến hành vuốt nối đảm bảo êm thuận.
+ Đối với những vị trí giao với đường ngang bằng bê tông hoặc láng nhựa, vuốt nối bằng kết cấu bê tông nhựa.
+ Đối với những vị trí giao với đường đất nội đồng tiến hành vuốt nối bằng cấp phối đá dăm loại 1 dày trung bình 15cm.
– Vỉa hè, giải phân cách giữa:
+ Kết cấu vỉa hè cho người đi bộ: Đối với đoạn đầu tuyến chính qua khu dân cư và trường học lát hè bằng gạch block tự chèn, dưới đệm cát vàng gia cố xi măng 8%, độ dốc 1,5% về phía lòng đường; Đối với đoạn còn lại của tuyến chính và tuyến nhánh, để tiết kiệm ngân sách, giai đoạn này chưa lát hè. Hè đường đắp bằng đất tận dụng từ đào nền và đào đất không thích hợp, độ chặt K90, độ dốc 4% về phía taluy.
+ Bó vỉa hè bằng bêtông đúc sẵn M200# (26x18x100cm). Dưới móng lót vữa xi măng M100# dày 2cm và bê tông M150# dày 10cm.
+ Rãnh đan bố trí 2 bên sát bó vỉa, độ dốc 10% bằng BTXM M100 kích thước 30x50x5cm. Dưới móng lót vữa xi măng M100# dày 2cm và bê tông M150# dày 5cm.
+ Độ ngang dốc vỉa hè 1.5%, dốc về phía lòng đường
+ Hai bên vỉa hè trồng cây sao đen tạo cảnh quan và bóng mát, khoảng cách trung bình giữa các cây là 10m/cây. Các cây được trồng trong hố bằng gạch xây kích thước 1mx1m, trên mặt lát gạch lá dừa.
+ Giải phân cách giữa của tuyến chính đắp bằng đất tận dụng, sử dụng bó vỉa BTXM M200# giải phân cách giữa kích thước 20x53x100cm. Dưới móng lót vữa xi măng M100# dày 2cm và bê tông M150# dày 10cm.
– Hệ thống thoát nước dọc:
+ Bố trí cống tròn thoát nước dọc hai bên hè, thu nước mặt trực tiếp bằng hố ga, sau đó thoát sang kênh bên phải tuyến. Cống tròn sử dụng cho tuyến chính đường kính D1500, tuyến nhánh có đường kính D1000 dài 2,5m bằng bê tông cốt thép M200#. Đế cống bằng BTXM cốt thép, được đặt 3đế/đốt cống.
+ Hố ga bằng bê tông cốt thép dày 20cm. Hố ga chế tạo định hình đúc sẵn và thi công lắp ghép, đặt chìm dưới vỉa hè, có cổ nối lên mặt vỉa hè. Cổ nối bằng gạch xây dày 22cm, trong lòng trát vữa, xà mũ bằng BTXM M200# và sử dụng nắp đậy bằng gang chế tạo sẵn. Chiều cao của cổ nối thay đổi theo độ sâu đặt hố ga.
+ Miệng thu nước vào cổ nối bằng tấm lưới gang đặt dọc theo tấm đan rãnh, sử dụng bản chống hôi bằng bê tông cốt thép M200.
+ Nước mưa được thu bởi các các hố ga, chảy theo hệ thống cống dọc sau đó gom lại một chỗ và xả vào các mương tiêu trên tuyến.
– Thoát nước ngang đường:
+ Tuyến cắt qua sông Đoàn nối ra sông Ngụ tại 2 vị trí lý trình Km0+266.9 và Km 0+480. Tại đây bố trí cống ngang 2 cửa kích thước 2x3x3,5m bằng BTCT đảm bảo tiêu thoát nước cho khu vực, không cần bố trí dàn van. Thiết kế cống thể hiện trong bản vẽ chi tiết.
+ Các cống ngang cắt các mương thủy lợi nhỏ được hoàn trả bằng cống ngang khẩu độ tương đương.
– Tuyel kỹ thuật: Dọc tuyến bố trí các tuynel kỹ thuật ngang đường chờ sẵn, sau này thi công các công trình qua đường không cần khoan cắt đường đảm bảo kết cấu nền mặt đường và tính thẩm mỹ cho công trình; Khoảng cách giữa các tuynel trung bình 500m, trị trí đặt ưu tiên gần chỗ đường giao ngã 4; Tuynel bằng bê tông cốt thép kích thước 0,8×0,8m; Hố ga tuynel bằng gạch xây M75 tường dày 22cm, nắp đậy bằng tấm đa bê tông cốt thép dày 10cm.
– Hệ thống chiếu sáng: Bố chí chiếu sáng vỉa hè hai bên tuyến bằng các cột đèn chiếu sáng tròn côn rời cần đơn cao 11m, vươn 1,5m. Cột được lắp đặt 01 đèn chiếu sáng tiết kiệm điện năng LED 150W. Cột được lắp đặt trên móng cột MC. Khoảng cách trung bình giữa các cột đèn là 35m/cột.
+ Nguồn cấp điện chiếu sáng được lấy nguồn từ trạm biến áp xây dựng mới công suất 7,5kV, lấy nguồn từ cột 102 đường dây 22kV lộ 473E27.2.
+ Cáp điện dẫn từ trạm biến áp và cột hạ thế tới các tủ điều khiển chiếu sáng được sử dụng loại cáp bọc thép Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x25mm2 luồn trong ống nhựa xoắn HDPE D65/50 chôn ngầm dưới đất ở độ sâu 0,7m chạy dọc theo lề đường; Cáp điện dẫn từ các tủ điều khiển chiếu sáng cấp cho các cột đèn chiếu sáng được sử dụng các loại cáp bọc thép Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x10mm2, Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 4x6mm2 luồn trong ống nhựa xoắn HDPE D65/50 chôn ngầm dưới đất ở độ sâu 0,7m; Dây dẫn điện từ bảng điện cửa cột lên đèn: Cu/PVC/PVC 3×2.5mm2.
+ Hệ thống điện chiếu sáng giao thông được điều khiển bởi tủ điều khiển chiếu sáng đặt trên vỉa hè lề đường, tủ điều khiển chiếu sáng hoạt động theo chế độ điều khiển tự động.
– Hệ thống an toàn giao thông: Biển báo, sơn kẻ đường … thiết theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016 của Bộ Giao thông vận tải.
Ban Quản trị Web