Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi 30 - 45 và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi đã có quan hệ tình dục.
Ung thư cổ tử cung phát triển trong cổ tử cung của phụ nữ (lối vào tử cung từ âm đạo). Khi các tế bào trong cổ tử cung thay đổi, hoặc phát triển vượt tầm kiểm soát của cơ thể thì những tế bào đó phát triển thành tế bào ung thư và gây ra ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến các mô sâu hơn của cổ tử cung và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn), thường là phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.
2. Các loại ung thư cổ tử cung:
Có 3 loại ung thư cổ tử cung:
-
Ung thư biểu mô tế bào gai: chiếm đến 90% các ca ung thư cổ tử cung, ung thư biểu mô tế bào gai thường được hình thành trong niêm mạc cổ tử cung.
-
Ung thư biểu mô tuyến: tế bào ung thư được hình thành trong các tế bào sản xuất chất nhờn.
-
Ung thư biểu mô hỗn hợp: có triệu chứng của cả 2 loại ung thư trên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do virus HPV (Human Papilloma Virus) và thường lây truyền thông qua đường tình dục.
HPV có hơn 100 chủng, phần lớn các chủng đều vô hại. Tuy nhiên, có vài chủng lại là nguyên nhân gây ung thư. HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng thường gặp ở những bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không phải ai mắc HPV đều bị ung thư cổ tử cung.
Khi nhiễm HPV có thể không xuất hiện triệu chứng, nên nhiều người không biết được mình có bị nhiễm hay không. Cách tốt nhất để phát hiện ung thư cổ tử cung hay những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác là đi khám phụ khoa định kỳ.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khách quan khác như:
-
Tuổi tác
-
Suy giảm miễn dịch (do mắc HIV),
-
Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) hoặc quá nhiều lần (hơn 3 lần)
-
Hút thuốc
-
Béo phì
-
Quan hệ tình dục bừa bãi
-
Sử dụng thuốc tránh thai lâu (> 5 năm)...v...v…
4. Các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung:
- Khám phụ khoa định kỳ
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap) và xét nghiệm HPV là 2 loại xét nghiệm được dùng để phát hiện tế bào ung thư ở cổ tử cung. 2 xét nghiệm này có thể làm cùng nhau hoặc làm riêng, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
-
Không quan hệ tình dục sớm:
Cơ thể vẫn trong giai đoạn đang phát triển ở tuổi vị thành niên, vì vậy để tử cung có thể phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện thì nên quan hệ tình dục sau 18 tuổi.
-
Không hút thuốc:
Cadmium trong thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi, và cũng làm tăng nguyên nhân mắc các loại ung thư khác trong đó có ung thư cổ tử cung. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở người hút thuốc cao gấp 5 lần so với người không hút.
-
Tiêm vắc xin HPV:
Vắc xin HPV có thể phòng ngừa tới 7 chủng HPV, trong đó có chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cao. Nữ giới từ 9-26 tuổi có thể tiêm vắc xin này để phòng tránh ung thư cổ tử cung. Lưu ý: vắc xin chỉ có tác dụng ngăn ngừa tiền ung thư, không có tác dụng chữa hoặc ngăn ngừa ung thư khi đã mắc. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin HPV là trước khi quan hệ lần đầu.
-
Quan hệ tình dục an toàn:
Sử dụng bao cao su và màng chắn miệng khi quan hệ tình dục sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HPV, đồng thời bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh tình dục khác. Tránh quan hệ với nhiều người cùng lúc hoặc quan hệ với người có thói quen quan hệ tình dục bừa bãi. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.
Khởi Nguyên Alpha cung cấp giải pháp xét nghiệm để phát hiện virus HPV. Liên hệ số hotline 0369282838 để đặt hàng.
*Nguồn tham khảo: WHO, cancer.net, NHS,...v...v...