Huyết áp là gì? – Tìm hiểu các chỉ số huyết áp cao & huyết áp thấp để phòng tránh bệnh nan y

16 Tháng 07, 2020

Huyết áp là gì? – Tìm hiểu các chỉ số huyết áp cao & huyết áp thấp để phòng tránh bệnh nan y:

Các bệnh lý liên quan đến huyết áp đang mối quan tâm của nhiều người. Tuy đây không phải là chứng bệnh nan y nhưng sự thay đổi đột ngột của huyết áp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho con người. Với áp lực công việc thường ngày thì bệnh về huyết áp không chỉ xảy ra với người cao tuổi mà còn ở người trẻ tuổi.

Những dấu hiệu mệt mỏi ban đầu do huyết áp gây ra là không đáng kể nhưng lâu dài người bệnh phải gánh chịu sự tàn phá sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do bạn nên biết huyết áp là gì? Và cần phải tìm hiểm các chỉ số huyết áp cao & huyết áp thấp để phòng tránh bệnh nan y. Đây cũng là cách để bạn quan tâm đến sức khỏe của chính mình và người thân xung quanh bạn. Huyết áp là gì?

Huyết áp là lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong mạch máu nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do sức bơm của tim và sức cản của mạch máu. Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại( áp lực tâm thu) đến cực tiểu ( áp lực tâm thường). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

Huyết áp ban ngày sẽ cao hơn ban đêm đối với người bình thường. huyết áp cao nhất từ 20h đêm – 10h sáng và thấp nhất từ 1 – 3 giờ sáng. Đồng thời chỉ số huyết áp cao lên khi cơ thể vận động quá sức, tinh thần căng thẳng, lo âu hồi hộp. Và huyết áp có thể hạ xuống trong trường hợp bị tiêu chảy, mất sức, ra nhiều mồi hôi, dùng thuốc giãn mạch… Do đó chúng ta cần tìm hiểu lỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp mà bạn nên biết

Có hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến huyết áp chính là yếu tố bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài cơ thể. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về hai yếu này:

» Yếu tố bên trong cơ thể

Sức bóp của tim: là yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp. Tim đập nhanh hay chậm đều tác động trực tiếp đến huyết áp. Nếu tim đập càng nhanh thì tạo nên áp lực máu đến thành động mạnh càng lớn từ đó huyết áp sẽ tăng cao và ngược lại.

Sức cản của động mạch: động mạch có sự co giãn tốt, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn từ đó giúp huyết áp ổn định. Nếu thành mạch đàn hồi kém hoặc bị xơ vữa động mạch thì lượng máu sẽ lưu thông khó khăn hơn. Như vậy sức cản của động mạch càng lớn thì rất dễ dẫn đến nguy cơ cao huyết áp.

Lượng máu: lượng máu trong cơ thể thấp, không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành mạch thì rất dễ có nguy cơ huyết áp thấp. Trong những trường hợp cơ thể bị mất nhiều máu dẫn đến thiếu máu đi khắp cơ thể sẽ làm giảm huyết áp.

Như vậy 3 yếu tố bên trong có thể được kể trên có quan hệ mật thiết với nhau, nếu một trong 3 yếu tố có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của 2 yếu tố còn lại và dẫn đến > > huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.

» Yếu tố bên ngoài cơ thể

Tư thế ngồi: Khoa học đã chứng minh tư thế ngồi hoặc đứng sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp trung bình của mỗi người. Đây là một yếu tố ít ai ngờ tới và thường xuyên mắc phải. Ngồi sai tư thế sẽ làm lượng máu lưu thông khó khăn và dẫn đến huyết áp luôn ở mức không ổn định.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt: chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác. Ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá… sẽ ảnh làm xơ cứng thành mạch, huyết áp.

Sinh hoạt không điều độ, làm việc căng thẳng, thường xuyên thức khuya, ít tập thể dục… cũng là những nguyên nhân làm huyết áp không ổn định. Trong thời đại ngày nay, con người luôn phải bận rộn và đối mặt với tình trạng stress nặng nề làm huyết áp bất ổn.

Tìm hiểu các chỉ số huyết áp cao & huyết áp thấp để phòng tránh bệnh nan y

⇔ Các chỉ số huyết áp bình thường, huyết áp cao & huyết áp thấp

Nếu không phải là chuyên gia y tế thì bạn sẽ không thể biết được chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường. Huyết áp có 2 chỉ số là huyết áp tâm thu ( huyết áp tối đa ) và huyết áp tâm trương ( huyết áp tối thiểu). Những thông tin chỉ số huyết áp được liệt kê dưới đây sẽ cho bạn những thông tin hữu ích:

  • Huyết áp bình thường: chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg đối với người trưởng thành
  • Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 120 – 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89mmHg
  • Huyết áp caochỉ số huyết áp tâm thu trên 140mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg
  • Huyết áp thấp: chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc giảm 25mmHg so với mức bình thường.

Chỉ số huyết áp tính theo độ tuổi

Chỉ số huyết áp bình thường sẽ biến đổi theo thời gian, theo mỗi độ tuổi. Ở người cao tuổi, chỉ số huyết áp sẽ khác so với người trẻ tuổi. Để có đánh giá sức khỏe tốt nhất, chúng ta sẽ có những mức chỉ số an toàn theo từng lứa tuổi được bộ y tế liệt kê như sau:

Độ tuổi

Huyết áp bình thường

Huyết áp thấp

Huyết áp cao

1 – 12 tháng

90/60

75/50

100/75

1 – 5 tuổi

95/65

80/55

110/79

6 – 13 tuổi

105/70

90/60

115/80

14 – 19 tuổi

117/77

105/73

120/81

20 – 24 tuổi

120/79

108/75

132/83

25 – 29 tuổi

121/80

109/76

133/84

30 – 34 tuổi

122/81

110/77

134/85

35 – 39 tuổi

123/82

111/78

135/86

40 – 44 tuổi

125/83

112/79

137/87

45 – 49 tuổi

127/84

115/80

139/88

50 – 54 tuổi

129/85

116/81

142/89

55 – 59 tuổi

131/86

118/82

144/90

60 – 64 tuổi

143/87

112/83

147/91

⇒ Trên đây là chỉ số huyết áp chuẩn theo lứa tuổi. ví dụ từ 14 – 19 tuổi: chỉ số huyết áp bình thường là: 117/77mmHg, tối thiểu: 105/73mmHg, tối đa: 120/81 mmHg. Hy vọng những chỉ số này sẽ hữu ích cho bạn trong việc dùng máy đo huyết áp.

Bệnh lý do huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp mất ổn định được xem là sát thủ thầm lặng vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng và diễn biến âm thầm gây nên những biến chứng nguy hiểm. Nếu không có biện pháp phát hiện kịp thời hoặc phòng tránh sẽ tàn phá cơ thể rất cao.

¥. Huyết áp cao nguy hiểm thế nào?

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều nhiều biến chứng nặng nề như tê liệt nữa người, hôn mê đời sống thực vật, suy tim, thiếu máu cơ tim, thậm chí tử vong. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình động mạch, suy thận mãn… là những mối nguy hiểm do huyết áp gây ra. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ, mất sức lao động nếu tình trạng này kéo dài.

¥. Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp thấp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không kém. Người bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh làm thiếu oxy cho các cơ quan chức năng và tế bào cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý huyết áp bằng cách nào?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học phòng ngừa bệnh huyết áp

Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Không nên có thói quen ăn quá mặn. Bạn nên bổ sung kali, canxi và vitamin tổng hợp bằng nhiều thực phẩm tốt như sữa, trứng, rau xanh, các loại đậu, cá…dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể cung cấp đầy đủ lượng máu và oxy nuôi dưỡng cơ thể từ đó thúc đẩy khả năng hoạt động của cơ tim, thành mạch. Một chế độ ăn uống kham khổ, thiếu chất sẽ khiến cơ thể kiệt quệ, huyết áp thất thường vì thiếu máu.

Không làm việc quá sức và nên có thời gian nghỉ ngơi thư giãn giúp tinh thần vui vẻ thoải mái. Sự áp lực, lo âu kéo dái sẽ nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định. Nếu có thời gian luyện tập thể thao càng tốt. Ngoài ra chúng ta nên điều chỉnh các tư thế đứng, ngồi, nằm để đảm bảo lượng máu lưu thông dễ dàng hơn nhé.

Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên

Đo huyết áp thường xuyên là việc làm vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được chỉ số huyết áp bình thường của bạn và các thành viên trong gia đình. Nếu bạn là người bận rộn không có nhiều thời gian đến bác sĩ hoặc bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tự trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà. Đây là cách vừa tiết kiệm chi phí và thời gian vừa tiện lợi có thể dùng mọi lúc mọi nơi.

Dựa vào các chỉ số huyết áp được thống kê ở trên, chúng ta có thể tự đo huyết áp tại nhà bằng cách sở hữu cho mình một chiếc máy đo huyết áp. Vậy là bạn không chỉ tự đo huyết áp cho chính mình mà còn có thể đo được cho mọi thành viên trong nhà. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn được chiếc máy chất lượng.

Nên chọn máy đo huyết áp nào tốt nhất?

Hiện nay có nhiều dòng máy đo huyết áp điện tử nhưng người tiêu dùng nên chọn loại máy đo nào cho chỉ số chính xác nhất? chúng ta cần có sự cân nhắc kỹ lượng trước các thương hiệu máy đo huyết áp iMedicare , Microlife, Boso, Citizen… vì đây sẽ là thiết bị y tế mang tầm kiểm soát chỉ số sức khỏe. Kết quả theo dõi phải đảm chuẩn xác nhất và đòi hỏi người dùng phải sở hữu một dòng máy chất lượng từ thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Máy đo huyết áp iMedicare là thương hiệu số 1 trên thế giới và được các chuyên gia y tế tại Việt Nam khuyên dùng. Đây chính là dòng sản phẩm đang bán chạy nhất hiện nay được sản xuất trên công nghệ SingaporeMàn hình LCD hiển thị cực lớn hiển thị rõ nét các chỉ số: huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim,… Giúp việc sử dụng cho người cao tuổi – mắt kém dễ dàng hơn.  Dòng máy đo huyết áp cao cấp này xứng đáng là thiết bị y tế đáng đầu tư của nhiều gia đình Việt.

SẢN PHẨM BÁN CHẠY


Xuất xứ: Singapore
Bảo hành: 2 năm


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ: Đức
Bảo hành:

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn để giải đáp mọi thắc mắc của bạn!
© Bản quyền thuộc về Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam | Cung cấp bởi QTS