Tìm hiểu và kiểm soát bệnh cao huyết áp

11 Tháng 08, 2020

Cao huyết áp (tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khá phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, tính đến năm 2019 đã có 1.13 tỷ người mắc bệnh cao huyết áp, trong đó hai phần ba số người mắc đến từ những nước đang phát triển hoặc những nước nghèo.

1. Huyết áp là gì, và vì sao huyết áp lại quan trọng?

Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp của tim để đẩy máu vào hệ thống mạch máu và sự co giãn của thành mạch. Khi tim co bóp, nó đẩy một lượng máu vào trong động mạch và tạo một áp lực lên thành động mạch làm cho máu chảy tới tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Như vậy, nếu không có huyết áp, máu sẽ không thể lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể, máu không tuần hoàn được. Nếu không có tuần hoàn máu, các cơ thể sống không nhận đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động theo nhu cầu.

2. Thế nào là huyết áp bình thường và huyết áp cao?

Bình thường, huyết áp của người lớn là dưới 120/80 mmHg.

Huyết áp từ 120 – 139/80 – 89 mmHg được coi là “huyết áp bình thường – cao.”

Khi huyết áp đo được trong nhiều lần khác nhau là 140/90 mmHg hoặc cao hơn, là cao huyết áp.

Ở người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, chỉ số huyết áp tốt nhất là dưới 130/80 mmHg.

3. Triệu chứng bệnh:

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp rất khó để nhận biết, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn triệu chứng của cao huyết áp với triệu chứng của vận động mạnh trong 1 thời gian dài. Những triệu chứng thường thấy là đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ. Trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, có thể kèm thêm các triệu chứng như đau nhói ở tim, khó thở, suy giảm thị lực,..v...v...
4. Nguyên nhân nào làm tăng huyết áp?

Khoảng 90 – 95 % các trường hợp bị tăng huyết áp là không có nguyên nhân trực tiếp (hay còn gọi là tăng huyết áp tiên phát). Loại này phổ biến ở đàn ông hơn. Ngoài ra, còn các yếu tố khác cũng gây ra cao huyết áp như:

Lối sống: thừa cân béo phì, ăn nhiều muối, hút thuốc lá, thiếu vận động hoặc stress.

Yếu tố khác: Di truyền, tuổi tác (trên 35 tuổi), bệnh thận (sỏi thận, niệu quản,...), bệnh tuyến giáp (cường giáp, cường tuyến yên,...), bệnh tim, tác dụng phụ của 1 số loại thuốc (thuốc chữa ngạt mũi, thuốc tránh thai,...), stress.

5. Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

_ Người già

_ Đàn ông dưới 45 tuổi

_ Phụ nữ mãn kinh

_ Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh tim mạch (bố mẹ hoặc anh chị)

6. Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Các bác sĩ thường khuyến cáo những cách sau để phòng ngừa và kiểm soát huyết áp:

Phòng ngừa:

_ Ăn ít muối (dưới 5g/ngày)

_ Vận động nhiều hơn

_ Giảm hoặc cai các chất kích thích

_ Ăn nhiều rau xanh, tránh hoặc hạn chế ăn những thức ăn có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa.

Kiếm soát:

_ Thiết lập chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị stress

_ Đo huyết áp thường xuyên

_ Kiểm soát những bệnh gây ra cao huyết áp thứ phát

_ Trường hợp bệnh đã chuyển nặng, người bệnh nên đi khám ở bệnh viện/phòng khám gần nhất để được tư vấn điều trị bằng thuốc

Nguồn: 
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension

SẢN PHẨM BÁN CHẠY


Xuất xứ: Singapore
Bảo hành: 2 năm


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ: Đức
Bảo hành:

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn để giải đáp mọi thắc mắc của bạn!
© Bản quyền thuộc về Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam | Cung cấp bởi QTS