Cách lựa chọn máy đo huyết áp tại nhà

04 Tháng 08, 2020
Với những bệnh nhân cao huyết áp, theo dõi kết quả đo huyết áp thường xuyên là việc cần thiết để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình. Các cơ sở y tế khám chữa bệnh hay thậm chí một số nhà thuốc hiện nay đều có dịch vụ đo huyết áp, nhưng nếu bệnh nhân muốn đo tại gia thì nên làm gì?
Với vô vàn loại máy đo huyết áp trên thị trường, nó có thể làm người bệnh băn khoăn trong việc lựa chọn một cái máy phù hợp. Vì vậy, sau đây là 4 tips nhỏ để giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho mình theo hướng dẫn của Hiệp hội tim Hoa Kỳ (AHA).

1. 
Đo ở đâu thì chính xác nhất?

 
AHA khuyến cáo các bệnh nhân nên sử dụng máy đo huyết áp ở cánh tay thay vì ở ngón tay hay cổ tay vì đo ở cánh tay sẽ cho ra kết quả đọc chính xác nhất. Đo huyết áp ở cổ tay hay ngón tay khó ra kết quả chính xác hơn vì động mạch ở những vị trí này nhỏ, và bệnh nhân rất dễ đặt tay sai tư thế dẫn đến kết quả không chính xác.
Trừ một vài trường hợp đặc biệt như vòng tay không vừa hay bất tiện trong việc đo ở cánh tay, khi đó bạn nên sử dụng máy đo ở cổ tay hoặc ngón tay.
Máy đo huyết áp bắp tay iMedicare iBPM-6S
Máy đo huyết áp cổ tay iMedicare iBPM-6S


2. Đo chu vi bắp tay hoặc cổ tay:

Một phần quan trọng để cho ra chỉ số huyết áp chính xác là vòng bít của máy đo huyết áp phải vừa với cánh tay hoặc cổ tay. Nếu vòng bít của máy quá rộng hoặc quá chật thì máy có thể sẽ cho ra chỉ số huyết áp không chính xác.

Máy đo huyết áp ở bắp tay khi đo thì vòng bít phải ép được vào động mạch cánh tay (động mạch chính trong cánh tay của bạn). Khi vòng bít quá rộng hoặc quá chật sẽ dẫn đến những sai số về huyết áp.

Để tìm ra size vòng bít phù hợp với bắp tay, tính chu vi bắp tay + chiều dài cánh tay. Để đo chu vi cánh tay, sử dụng phần giữa của bắp tay. Sau khi có kết quả, nhân chu vi với 80% để ra chiều dài và 40% để ra chiều rộng của vòng bít.
 

Lựa chọn size vòng bít phù hợp

Trong trường hợp bắp tay của bệnh nhân quá to, có thể đo huyết áp từ cổ tay bệnh nhân. Tay thả lỏng, đặt ngang tim để máy có thể đo chính xác.
 
3. Tham khảo những đặc tính đi kèm:

Dưới đây là một số câu hỏi tham khảo khi lựa chọn máy đo huyết áp điện tử:
  • Các chỉ số có dễ đọc không?
  • Nếu tôi muốn lưu lại số đo lần này cho lần khám tiếp theo ở 1 cơ sở y tế, tôi có thể lưu lại số đo không?
  • Máy đo huyết áp này có thể cảnh báo nhịp tim bất thường không? (VD: quá nhanh, quá chậm)
  • Máy có tiết kiệm năng lượng không?
Ngoài ra, còn những yếu tố khác bạn có thể cân nhắc như kích thước máy và trọng lượng máy (có dễ mang theo không), loại pin,... khi chọn mua máy.
 
Tìm hiểu kỹ về các tính năng đi kèm khi lựa chọn máy đo huyết áp
 
4. Kiểm định về chất lượng
Sau khi tìm hiểu về thông số kỹ thuật cũng như những đặc tính đi kèm của máy, bước cuối cùng là kiểm tra các kiểm định chất lượng của sản phẩm. Điều này có nghĩa là sản phẩm đã được thử nghiệm và được bộ Y tế chấp thuận lưu hành. Những chứng chỉ này bao gồm CE-IVD, ISO 9001, và ISO 13485,...
 

iMedicare iBPM-6S đã đạt nhiều chứng chỉ kiểm định chất lượng quốc tế

LƯU Ý: Hỏi ý kiến bác sĩ trong các trường hợp sau: đang mang thai, bị loạn nhịp tim, xơ cứng động mạch hoặc rối loạn tuần hoàn máu.
 
Sản phẩm máy đo huyết áp điện tử iMedicare Singapore tự hào là máy đo diện tử tự động với độ chính xác cao và những tính năng vượt trội, đáp ứng mọi nhu cầu từ đo huyết áp đến đo nhịp tim.
 

SẢN PHẨM BÁN CHẠY


Xuất xứ: Singapore
Bảo hành: 2 năm


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ:
Bảo hành:


Xuất xứ: Đức
Bảo hành:

Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn để giải đáp mọi thắc mắc của bạn!
© Bản quyền thuộc về Công ty CP Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam | Cung cấp bởi QTS