- Bảo vệ nét thẩm mỹ cho công trình: Công trình được chống thấm tốt, khi trời mưa nước mưa sẽ khó ngấm vào tường và làm cho tường bị ẩm ướt, nấm mốc, phủ rêu…
- Các vật liệu xây dựng khi hoàn thiện đều có lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Những lỗ nhỏ này rất dễ bị ẩm ướt làm cho nước thấm vào tường dẫn đến tình trạng tường bị nứt. Vì vậy rất cần một lớp chống thấm.
- Giúp tiết kiệm chi phí xây dựng. So với việc một bức tường dễ bị thấm nước rồi nấm mốc, nứt vỡ,… Bạn sẽ phải sơn đi sơn lại để che đi vết nứt, ố. Chống thấm giúp công trình của bạn được bảo vệ dài lâu và không phải tốn tiền sửa chữa.
- Biện pháp thi công chống thấm bằng màng bitum khò nóng
- Biện pháp chống thấm bằng màng bitum tự dính
- Biện pháp thi công chống thấm bằng polyurethane
- Thi công chống thấm bằng vật liệu gốc xi măng
- Biện pháp thi công chống thấm với chất phụ gia Sika Latex
- Biện pháp thi công chống thấm bằng phương pháp dùng sơn epoxy
- Biện pháp thi công chống thấm bằng băng cản nước
- Biện pháp thi công chống thấm với keo chà ron gốc Epox
- Đục bỏ trạc bê tông trên bề mặt sàn, chân tường dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đọc nhọn…
- Mài sạch, phẳng bề mặt sàn
- Trộn vữa xi măng với dung dịch Sika Latex TH, trám các vị trí chân tường vừa đục, các vị trí bê tông lõm, khuyết trên bề mặt sàn
- Trộn bộ hóa chất chống thấm theo định mức ghi trên vỏ bao bì, (1 bộ gồm 1 bao bột và 1 can dung dịch)
- Trộn đều đến khi hỗn hợp đạt độ sệt, bột tan hết
- Gắn lưới chống thấm tại các vị trí chân tường
- Dùng chổi quét dung dịch vừa trộn quét trám lên lưới, đảm bảo lưới gắn vào chân tường
- Quét dung dịch lên tường khoảng 30cm so với bề mặt sàn, đối với tường khu vực tắm quét dung dịch lên tường cao 2m so với bề mặt sàn.
- Sau khi quét xong chân tường, tiến hành quét bề mặt sàn. Yêu cầu: lớp Sika chống thấm được quét đều, kín diện tích bề mặt sàn
- Quét toàn bộ các vị trí chân tường và bề mặt sàn lần thứ 2
- Tiến hành bơm nước lên kín bề mặt sàn vừa được quét chống thấm, kiểm tra (đảm bảo bề mặt chống thấm đã khô)
- Sau khi ngâm nước kiểm tra, tiến hành láng bề mặt lớp chống thấm bằng vữa xi măng.
- Lưu ý trong quá trình thi công không được làm trầy, xước, thủng bề mặt lớp chống thấm, đảm bảo hiệu quả chống thấm.
- Trộn vữa xi măng tự chảy Sika Grout, đổ lớp 1 quanh cổ ống
- Quấn thanh chương nở quanh cổ ống
- Lưu ý thanh chương nở ôm sát cổ ống
- Đổ vữa xi măng tự chảy Sika Grout lớp 2 kín phần bê tông đã đục bỏ
- Đầu tiên, thợ phải dùng máy hoặc cách thủ công để bóc sạch hết lớp sơn bả trên phần tường bị thấm. Những nơi có hiện tượng tường bị yếu thì nên đục ra trát lại cho chắc.
- Bước tiếp theo trong quy trình chống thấm tường là dùng giấy nhám hoặc bàn chải sắt chuyên dụng để làm sạch và phẳng bề mặt. Sau đó tiến hành phun ẩm bề mặt tường.
- Vệ sinh các bước như phía trên. Nếu có thì xử lý loại bỏ các lớp sơn cũ bị phồng rộp.
- Phun 2 – 3 lớp chống thấm Proseal MS tường ngoài hoặc Kova CT-11A.
- Trong thực hiện bước 2 cần lắc đều và đổ dung dịch Proseal MS hoặc CT 11A vào bình phun áp lực thấp.
- Phun liên tục 2 – 3 lớp chống thấm lên bề mặt tường, Mỗi lần phun 1 lớp và cách nhau không quá 5 phút. Khi thực hiện phun xong 1 mảng tường mới có thể di chuyển đến mảng tường khác. Các chất chống thấm này khô rất nhanh nên nếu để lâu sẽ không phun được nữa
- Lăn thêm 1 – 2 lớp sơn chống thấm nguyên gốc Acrylic như Sika hay Epoxy, lăn giống lăn sơn như bình thường.
- Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, vữa thừa, rêu mốc, các tạp chất có trên bề mặt, dùng khoan búa băm chặt các vữa thừa. Sau đó dùng máy mài sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát.
- Rửa sạch và để khô bề mặt. Dùng máy thổi bụi thổi sạch bụi bám trên bề mặt.
- Nếu có vết nứt lớn thì dùng vữa sửa chữa có phụ gia trám lại. Bão hòa bề mặt bằng nước sạch trước khi dùng các lớp chống thấm.
- Bắt đầu trát và chuẩn bị bề mặt tường phẳng để gia cố chân tường không bị gồ ghề.
- Tiến hành quét toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Fosmix Primer + xi măng + nước. Sau đó đo đạc và cắt lưới Fiber glass dán lên các vị trí chân tường của sàn mái, đợi cho lớp lưới cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.
- Dùng rulo lăn toàn bộ sàn mái bằng chất quét lót Fosmix Primer (Tech Dry) theo tỷ lệ 1kg Fosmix Primer + 1 lít nước, với 1kg Fosmix Primer dùng cho 10 -12m2. Fosmix Primer có tác dụng vừa thẩm thấu sâu trong nền bê tông vừa tạo kết dính với lớp màng chống thấm, phản ứng của silic lấp đầy các lỗ mao rỗng của bê tông, làm đông đặc bê tông, kéo dài tuổi thọ, giúp hàn gắn các vết nứt bê tông đến 0,3mm.
- Dùng máy khoan tay mạnh để trộn hỗn hợp hóa chất tạo màng chống thấm đàn hồi xi măng Fosmix Flex 250. Cho thành phần lỏng vào thùng sạch rồi cho máy trộn quay và cho thành phần bột vào từ từ, trộn trong 3 phút cho đến khi có được một hỗn hợp đồng nhất.
- Thi công 2 lớp hỗn hợp màng chống thấm Fosmix Flex 250 bằng chổi quét trên bề mặt sàn bê tông, chân tường, hộp kỹ thuật đã được dải lưới. Sau đó quét lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh bị lỗ bọt khí, khoảng 2 -3 giờ sau tiếp tục quét lớp thứ 2. Dùng 1,8 – 2kg/m2/2 lớp khi khô có độ dày màng 0,8 – 1mm.
- Sau 24 giờ thi công hoàn thành, các lớp chống thấm đã khô, tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24 giờ rồi nghiệm thu công trình chống thấm.
- Sau khi nước đã rút hết, để lớp chống thấm khô sau 2 – 3 ngày rồi tiến hành cán lớp vữa chống thấm có trộn 1 lít Fosmix Liquid N800 : 20 kg xi măng để bảo vệ.
- TCVN 9065:2012 – Vật liệu chống thấm. Sơn nhũ tương bitum TCVN 9974:2013 – Vật liệu chèn khe và vết nứt, thi công nóng, dùng cho mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa.
- TCVN 9345:2012 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
- TCVN 5718:1993 – Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước.
VAI TRÒ CỦA THI CÔNG CHỐNG THẤM
Ở các nước có khí hậu nóng ẩm, chống thấm công trình luôn là một bước vô cùng quan trọng. Công tác này như một hàng rào bảo vệ công trình khỏi những tác động xấu từ môi trường. Nếu được thực hiện tốt, việc này sẽ đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng công trình. Tại Việt Nam cũng vậy, mọi công trình cần được chống thấm hiệu quả nếu không muốn để nước gây xâm hại nhiều về lâu dài. Vậy làm thế nào để chống thấm dột cho công trình mới hiệu quả? Hãy cùng JDesign Co., LTD tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Vì sao cần thi công chống thấm?
2. Các biện pháp chống thấm hiệu quả hiện nay
3. Quy trình thi công chống thấm
Bài viết này sẽ nói về 04 quy trình chống thấm cơ bản sử dụng vật liệu chống thấm bằng Sika/Kova: Chống thấm sàn, chống thấm cổ ống xuyên sàn, chống thấm tường và chống thấm mái.
3.1. Quy trình chống thấm sàn
- Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
- Bước 2: Tiến hành chống thấm
- Bước 3: Ngâm nước, nghiệm thu, kiểm tra
- Bước 4: Thi công lớp bảo vệ
3.2. Quy trình chống thấm ống cổ xuyên sàn
- Bước 1: Đục mở rộng sàn quanh cổ ống
- Bước 2: Đổ vữa xi măng tự chảy lớp 1 quanh cổ ống
- Bước 3: Quấn thanh chương nở
- Bước 4: Đổ vữa xi măng tự chảy lớp 2
3.3. Quy trình chống thấm tường
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bước 2: Tiến hành chống thấm
*Một số gợi ý quy trình chống thấm tường trong nhà
Thường thì những bức tường được trát vữa khi khô sẽ co lại và hình thành các vết nứt chân chim. Nước sẽ thấm qua các khe hở này và gây ẩm mốc cho tường. Do vậy, khi làm thì thợ phải lưu ý quét đều xi măng nguyên chất lên khắp mặt tường sau khi trát xong. Đây cũng là một quy trình chống thấm tường phải làm nếu muốn an toàn từ trên mái.
Khi mà các hạt xi măng đã quét lấp đầy các lỗ và khe hở sau trát. Chúng sẽ tự gắn kết thành khối không nứt nên nó tăng thêm khả năng chống thấm. Ngoài ra nếu muốn xóa màu đen của xi thì chỉ cần quét thêm nước vôi đã pha với xi măng trắng.
3.4. Quy trình chống thấm mái, sân thượng, ban công
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bước 2: Tiến hành chống thấm
4. Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm
Dưới đây là một số tiêu chuẩn cần quan tâm nhằm thực hiện quá trình xây dựng đúng kỹ thuật hơn:
Dựa vào các tiêu chuẩn trên, chúng ta cũng có thể phân loại vật liệu, cách thức thi công và nguyên lý chống thấm sao cho đúng yêu cầu kỹ thuật.
5. Các loại vật liệu chống thấm phổ biến dùng trong xây dựng
Sơn chống thấm: Sơn chống thấm được sử dụng phổ biến và thường thi công ở bước cuối cùng sau khi đã hoàn thành phần thô công trình. Vật liệu này có tác dụng ngăn chặn sự thẩm thấu của nước từ ngoài môi trường tác động đến công trình. Có thể là nước mưa từ trên xuống, nước ngầm ở dưới đất hoặc cũng có thể là độ ẩm của không khí. Ngoài được biết đến với công dụng chính là chống thấm. Thì sơn chống thấm còn được dùng như một loại sơn để trang trí. Làm tăng tính thẩm mĩ và vẻ đẹp cho công trình. Các hạng mục mà sơn chống thấm có thể thi công. Bao gồm: tường nhà, trần nhà, sàn nhà…ở các bề mặt thẳng đứng hoặc nằm ngang.
Có rất nhiều các vật liệu sơn hay keo chống thấm tốt, chất lượng cao mà bạn có thể tham khảo: Sơn chống thấm rồng đen, sơn Dulux, sơn Kova, sơn Jotun, sơn chống thấm DOCONU…
Phụ gia chống thấm: Đây là phụ liệu được thêm vào trong quá trình thi công chống thấm. Nhất là đối với thi công ở hạng mục chống thấm bê tông. Phụ gia chống thấm giúp ngăn ngừa và giảm khả năng truyền dẫn hơi ẩm từ trong bê tông hay đi qua bê tông. Phụ gia thường ở dạng bột, hồ hoặc lỏng… Tiêu biểu là một số dòng sản phẩm đặc trưng như: Sika Latex, Sika Top Seal, ...
Màng chống thấm: Các thành phần của màng chống thấm được chế tạo sẵn, dễ vận chuyển và dễ trộn, thi công. Có khả năng kết dính tốt với các bề mặt đặc chắc. Chống nước tuyệt vời cho cả tường trong, tường ngoài hay tường bao…Ngoài ra màng chống thấm còn chống ăn mòn, an toàn với người dùng…
6. Tiêu chuẩn thi công chống thấm
Chống thấm là công việc giúp ngăn chặn tối đa tình trạng thấm nước xuyên qua bề mặt bê tông trong những điều kiện nhất định, thế nêu tiêu chuẩn thi công chống thấm phải đạt các yêu cầu sau:
Tiêu chuẩn chống thấm bề mặt
Thực hiện chuyển hướng dòng nước, hơi ẩm. Các tấm trải Bitum, sơn chống thấm là sản phẩm được ứng dụng cho nguyên lí này, về bản chất ở đây là bề mặt cần chống thấm được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn lây lan của nước. Nếu màng bitum hoặc tấm trải bị thủng sẻ khiến cho công trình bị thấm nước bình thường.
Tiêu chuẩn chống thấm toàn khối
Ngăn ngừa thấm nước toàn bộ phần phần bên trong, phối trộn vật liệu chống thấm để cả khối có thể kháng nước hoàn toàn. Phương pháp này được ứng dụng trong quá trình trọn vữa xi măng, gia đoạn đang thực hiện công tác xây tô tại khu vực sàn nhà vệ sinh, sàn mái, tầng hầm.
Ở phương pháp này thì hiệu quả ngăn nước cực kì cao tuy nhiên giá thành cũng không mắc nên quý khách hàng nên cân nhắc trước khi thực hiện chống thấm cho căn nhà bạn.
Tiêu chuẩn chống thấm chèn, lấp đầy
Vật liệu chống thấm sau khi được phun, quét kín trên bề mặt thì sẻ thẩm thấu sâu vào bên trong, chèn và điền đầy các mạch mao dẫn, kẽ hở giữa các hạt cốt liệu, giúp cho vật liệu trở nên kháng nước, kháng ẩm.
Phương pháp này giúp cho bề mặt kháng nước tuyệt đối, độ dày yêu cầu đạt tối thiểu 5mm và cũng tùy thuộc vào thành phần, chất liệu.
Hy vọng sau bài viết trên, bạn sẽ hiểu thêm về tiêu chuẩn và quy trình thi công chống thấm cho công trình của mình, giúp công trình luôn bền và đẹp mãi theo thời gian.
Với JDesign Co., LTD, công tác chống thấm luôn nằm trong ưu tiên hàng đầu khi thi công các công trình đòi hỏi chất lượng cao, chịu được cái điều kiện khắc nghiệt khác nhau, mục đích chung là mang lại sự tiện nghi, thoải mái khi sử dụng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhất!
------------------------------------------------------
JDesign Co., LTD - CUNG CẤP GIẢI PHÁP TRỌN GÓI LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NỘI/NGOẠI THẤT!
Liên hệ ngay để được đặt lịch Tư vấn/Khảo sát/Báo giá miễn phí!
Bảo hành sản phẩm lên đến 03 năm – Cam kết bảo trì sản phẩm suốt đời!
Mọi chi tiết/yêu cầu xin vui lòng liên hệ:
- Email: contact.jdesignvn@gmail.com
- Tel: 0866.648.298
- Website: https://j-design.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/jdesignvn
- Địa chỉ: Tầng 6, Tháp A, Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
JDesign - Your Inspiration. Our Creation!
#jdesignvn #interior #interiordesign #interiordecor